88Point88Point

【quả bóng đá ý】Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Buông bỏ hào quang cũ

Buông bỏ tư duy cũ

Sự xuất hiện của dịch vụ Mai Linh bike (xe ôm Mai Linh),ệtNamvớicuộccáchmạngcôngnghiệpBuôngbỏhàoquangcũquả bóng đá ý sau việc phát triển hệ thống ứng dụng gọi taxi, tại TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội hơn hai tuần trước tiếp tục khẳng định sự buông bỏ của ông chủ Mai Linh Hồ Huy với tư duy đối đầu với Uber và Grab từng có trước đó. Những tấm băng rôn kêu gọi người dùng chọn taxi truyền thống của nhiều hãng taxi cũng âm thầm biến mất.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm gian hàng của Viettel tại Triển lãm Công nghiệp thông minh 2017.

Dù chưa thể nói trước được Mai Linh sẽ thành công như thế nào trong việc giành lại thị trường với các công nghệ gọi xe, hay cuộc chiến giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ sẽ đi đến đâu, nhưng ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã nhìn thấy sự thay đổi nhận thức của các doanh nghiệpViệt trước làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

“Các doanh nghiệp đã không còn phản ứng đơn thuần, mà đã nhận ra họ cần phải thay đổi công nghệ, thay đổi tư duy, thậm chí là đi theo con đường khác với hiện tại”, ông Dương tham luận về tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới Việt Nam tại Hội thảo Công nghiệp thông minh 2017 diễn ra hôm qua (5/12), do Ban Kinh tếTrung ương tổ chức.

Tất nhiên, không chỉ các hãng taxi đang đối mặt với sự sống còn, ngay bản thân các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam cũng thay đổi rất mạnh mẽ. Sự có mặt của các thương hiệu lớn như Viettel, FPT, VNPT... với những công nghệ mới tại triển lãm bên lề Hội thảo đã phát đi những tín hiệu về sự buông bỏ ánh hào quang cũ của những ông lớn vốn không dễ thay đổi.

Cùng với đó, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cũng là chỉ dấu tích cực cho sự xuất hiện của các mô hình, phương thức kinh doanh mới. Năm 2016, số doanh nghiệp đổi mới sáng tạo là 1.800, thì năm 2017 đã có hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Đặc biệt, sự có mặt của khoảng 40 quỹ đầu tưmạo hiểm quốc tế, cũng như các tuyên bố dành nguồn lực ngày càng nhiều cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ các tập đoàn, ngân hànglớn trong nước đang cho thấy, nền tảng quan trọng của thị trường khởi nghiệpđổi mới sáng tạo ở Việt Nam bắt đầu được thiết lập.

Nền tảng mới

Có thể nói, sự vận động của từng doanh nghiệp Việt Nam vào thời điểm này là những hình ảnh dễ cảm nhận nhất để trả lời cho câu hỏi Việt Nam đang ở đâu trong cuộc cách mạng 4.0 mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đang đặt ra.

Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định, doanh nghiệp vừa phải là trung tâm, vừa là động lực phát triển của công nghệ mới, công nghiệp thông minh và trong thương mại hóa, ứng dụng thành công các thành tựu khoa học - công nghệ vào thực tiễn đời sống. Có nghĩa là, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải có tầm nhìn, mơ ước lớn, thế chỗ cho sự rời rạc, lạc hậu về công nghệ và tư duy kinh doanh hiện tại.

Vấn đề nằm ở chỗ, cuộc cách mạng 4.0 đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, tác động đến tất cả phương diện, từ quản trị nhà nước đến thị trường. Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế trung ương cũng không né tránh thực tế của Việt Nam là cần sự vào cuộc của hệ thống chính trị, vượt qua được tư duy, cách làm cũ, thì mới có thể bắt kịp được xu thế phát triển, nhất là khi nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có những quốc gia tương đồng với Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc..., đã có những chiến lược riêng để tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng này.

“Mọi thay đổi cần phải trên nền của đổi mới, sáng tạo”, ông Bình khuyến nghị. Điều này cũng đồng nghĩa, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thay đổi lớn về tư duy quản lý và phát triển và phải thay đổi nhanh, cho dù các nghiên cứu về tác động của 4.0 vẫn đang được giới chuyên gia thực hiện trước khi có những tham vấn cụ thể cho Chính phủ.

Song, ngay tại cuộc hội thảo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định, Chính phủ sẽ hành động quyết liệt. “Chính phủ sẽ hành động quyết liệt, kịp thời để vượt qua thách thức, phát huy mọi lợi thế, tận dụng thành công cơ hội phát triển; phải có thái độ ứng xử cởi mở, sẵn sàng thử nghiệm những mô thức mới; tạo dựng môi trường thể chế, chính sách, pháp luật thông thoáng, sẵn sàng thích ứng và kiến tạo, thúc đẩy các mô hình sản xuất - kinh doanh mới phát triển”, Thủ tướng nói.

Cũng phải nói thêm, Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố hôm 22/11 cho thấy, Việt Nam đang dành quá ít nguồn lực cho đầu tư và phát triển, với mức 0,5-0,6% GDP - khoảng 16.000 tỷ đồng/năm (chưa tới 1 tỷ USD), trong khi Thái Lan đang có kế hoạch nâng lên 4,0% GDP, Trung Quốc dành 100 tỷ USD...

“Nhà nước cần chủ động hơn trong việc phối hơp với các doanh nghiệp, đặt doanh nghiệp làm trung tâm trong xây dựng chính sách, nhưng doanh nghiệp cũng cần phải tích cực, chủ động trong phối hợp với Chính phủ, chia sẻ với Chính phủ về nguồn lực để phát triển hạ tầng, tiềm lực khoa học và công nghệ...”, ông Phạm Đại Dương đề xuất.

赞(2368)
未经允许不得转载:>88Point » 【quả bóng đá ý】Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Buông bỏ hào quang cũ