【thứ hạng của las palmas】Nhiều khoản thu đầu năm học: Phụ huynh “bạc mặt” lo tiền
Học sinh tiểu học được miễn học phí (ảnh minh họa). Ảnh: Hữu Phúc
Đau đầu tiền trường
Chị Nguyễn Thị Linh,ềukhoảnthuđầunămhọcPhụhuynhbạcmặtlotiềthứ hạng của las palmas có hai con học tiểu học và trung học cơ sở trong TP. Huế. Hai vợ chồng đều làm công nhân may với tổng mức thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng. Vào năm học có bao nhiêu thứ phải lo. Nặng nhất vẫn là khoản tiền thu đầu năm với trên 7 triệu đồng. “Họp phụ huynh xong là phải nộp ngay nên vợ chồng tôi phải vay mượn khắp nơi để có tiền đóng cho con”, chị Linh than.
Cô giáo H. dạy ở một trường tiểu học ven TP. Huế, kể: Nhà ở gần một trường trung tâm nên con chị học đúng tuyến. Đầu năm học, cháu phải đóng 5 triệu đồng. Nhà có hai đứa con học cùng trường ngót nghét tầm 10 triệu đồng. Hai vợ chồng phải huy động nội ngoại hỗ trợ.
Cô H. trải lòng, đóng học phí cho con mà bụng ấm ức. Cũng là học trò lớp 1 nhưng các cháu ở trường mình dạy chỉ đóng tầm 1,5 triệu. Theo cô H., mỗi trường đều có một cách làm riêng, cô không phản đối việc đóng các khoản thu. Tuy nhiên, nếu không có sự giám sát sẽ dẫn đến lạm thu.
Quá nhiều khoản thu
Một số trường có hai cách thu, một khoản thu phụ huynh nộp tại trường hoặc qua tài khoản nhà trường và một khoản thu khác nộp cho cô chủ nhiệm. Mức thu từ 3,4 đến 5,1 triệu đồng/em. Ngoài tiền BHYT học sinh và tiền ăn hàng tháng, hoạt động đội…, còn quá nhiều các khoản thu khác và mỗi trường đều có mức thu khác nhau, như tăng cường cơ sở vật chất bán trú; thuê nhân công, tiền bù điện, nước, phí vệ sinh môi trường… và ngay tin nhắn smas 40.000 đồng/em thì hầu như nhiều trường trung tâm đều thu.
Ngoài ra, hội phụ huynh của một số lớp 1 thu thêm 1,2 triệu đồng (500.000 đồng/em mua điều hòa, 400.000 đồng/em nộp quỹ hội phụ huynh trường và 300.000 đồng/em quỹ hội phụ huynh lớp). Vẫn biết là sự tự nguyện của phụ huynh, nhưng liệu số tiền quỹ hội như vậy có quá nhiều hay không và điều hòa của những năm trước sao không tận dụng- một số phụ huynh thắc mắc.
Khoản tự nguyện được xem là bất hợp lý khi có trường không làm đúng quy trình. Đáng lý, đối với các môn học ngoại khóa, sau khi phụ huynh ở các lớp đăng ký môn học, giáo viên sẽ tập hợp lại số lượng rồi gửi lên ban giám hiệu. Nếu nhà trường thấy đủ số lượng thì mới phối hợp với các trung tâm tổ chức khóa học. Thực tế, có trường đã in sẵn phiếu thông báo hoặc viết lên bảng phụ huynh cứ thế mà đóng. Thậm chí, có trường thì đóng 1 học kỳ, có trường thì đóng nguyên năm các môn học tự chọn với số tiền lên đến trên 2,8 triệu đồng. Cụ thể, học tiếng Anh tăng cường là 1.440.000 đồng/năm, học CLB kỹ năng sống... mỗi môn đóng 405.000 đồng/em/năm.
Nếu phụ huynh đóng một lần thì “nhất cử, lưỡng tiện”, giáo viên không phải thu nhiều lần. Tuy nhiên, tại sao không để các trung tâm dạy kỹ năng tự thu học phí và nên đóng tiền hàng tháng nếu phụ huynh có nhu cầu cho con học tiếp, không nhất thiết phải đóng cả năm để tạo áp lực không đáng có cho phụ huynh. Vì sao, cũng là học sinh ở trên địa bàn TP. Huế nhưng mức thu đầu năm lại có sự chênh lệch nhau khá lớn. Các trường ven thành phố thu khoảng 1,5 đến 1,8 triệu đồng (kể cả bảo hiểm y tế là 700.000 đồng và tiền ăn bán trú là 550.000 đồng).
Lãnh đạo một trường tiểu học vùng ven cho rằng, đa số đời sống của phụ huynh khó khăn nên chúng tôi "liệu cơm gắp mắm" cân nhắc các khoản thu. Nhà trường không đưa loại hình bảo hiểm thân thể vào khoản đóng đầu năm. Tiền BHYT các em có thể đóng nhiều đợt/năm học. Trang cấp cơ sở vật chất cho bếp ăn bán trú được mua sắm phù hợp để giảm mức thấp nhất. Còn các môn học ngoài giờ, như kỹ năng sống, tiếng Anh tăng cường... nếu phụ huynh có nhu cầu, nhà trường động viên giáo viên thu từng tháng để dễ đóng. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu tiên, một số phụ huynh muốn đóng các khoản tiền một lần, nhưng nhiều giáo viên chủ nhiệm khuyến khích thống nhất phương án đóng các khoản tiền trong nhiều lần để đỡ gánh nặng tiền trường cho học sinh khác.
Ngăn lạm thu
Ông Nguyễn Thuận, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế, cho biết: Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường được thu phí phục vụ bán trú; trong đó, có tiền ăn học sinh, điện, nước, công cụ dụng cụ ban đầu phục vụ lớp bán trú... Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục phải họp và thống nhất bằng văn bản với cha mẹ học sinh. Tùy theo tình hình thực tế để thỏa thuận mức thu phù hợp và đảm bảo nguyên tắc kế thừa tài sản, tránh lãng phí. Việc các trường có lạm thu hay không vẫn phải chờ sự vào cuộc của đơn vị quản lý.
Năm học 2019 - 2020, ngành giáo dục quyết tâm ngăn chặn hiện tượng lạm thu bằng việc tăng trách nhiệm, tăng chế tài để xử lý nghiêm sai phạm. Sắp đến, phòng thành lập đoàn kiểm tra để nắm tình hình thu các khoản đầu năm ở các trường, nếu phát hiện trường nào thu không đúng sẽ yêu cầu trả lại, chấn chỉnh các trường thu theo quy định, ông Thuận, cho hay.
Thiết nghĩ, ngành giáo dục nên xem xét vấn đề này bằng việc ra quy định rõ ràng, công khai thu các khoản đầu năm đối với tất cả các cơ sở giáo dục. Sở cần có quy chế giám sát nhằm giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh vào đầu năm học. Hội phụ huynh và bản thân các phụ huynh cũng cần có tiếng nói với nhà trường để có sự thống nhất.
An Nguyên
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Chủ tịch Quốc hội lên đường tham dự IPU
- ·Tuyên bố Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN về ứng phó dịch bệnh COVID
- ·Dâng hương kỷ niệm 1080 năm Ngô Quyền xưng Vương, định đô ở Cổ Loa
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Bỏ quy định giãn cách đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ
- ·Thủ tướng làm việc với Đài Tiếng nói Việt Nam
- ·Hà Nội bổ nhiệm nữ Bí thư thị ủy Sơn Tây
- ·TP.HCM công bố lộ trình ít nguy cơ kẹt xe dịp lễ 2/9
- ·Góc nhìn đẹp về chuyện “bờ vai ấm áp”
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·1.100 tỷ đồng tổng điều tra dân số và nhà ở từ 1/4
- ·"Khối lượng công việc của Ban Công tác đại biểu là rất lớn"
- ·Bộ trưởng truy đến cùng lời hứa của Vụ phó
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Phong tỏa Bệnh viện Phổi Lạng Sơn do có ca mắc Covid
- ·Thủ tướng mong Hải Phòng làm nên một chiến thắng Bạch Đằng mới trong kinh tế
- ·Bộ Chính trị điều động, phân công nhân sự mới
- ·Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- ·Thủ tướng: TP. Hồ Chí Minh phải chủ động ra sao trong khôi phục kinh tế