Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc,ổngBíthưNguyễnPhúTrọnglênđườngthămchínhthứcTrungQuốtỷ số lens Thủ tướng Phạm Minh Chính và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ra sân bay tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn.
Tham gia đoàn có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tham gia đoàn còn có các Bí thư Trung ương ương Đảng: Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng; Phó Thủ tướng Lê Minh Khái.
Cùng tham gia đoàn có một số Ủy viên Trung ương Đảng là Bộ trưởng, Bí thư Tỉnh ủy; Trợ lý Tổng Bí thư và Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai.
Đại sứ Phạm Sao Mai cho biết, đây là chuyến thăm song phương chính thức đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước ta tới Trung Quốc kể từ sau khi bùng phát đại dịch Covid-19.
Đây cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau Đại hội XIII và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là nhà lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Tổng Bí thư hai Đảng sau 5 năm (kể từ tháng 11/2017).
Chuyến thăm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc; củng cố tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước, góp phần đưa quan hệ song phương bước sang giai đoạn phát triển mới.
Với nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua về tổng thể tiếp tục duy trì đà phát triển ổn định, tích cực, đạt nhiều thành quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Về quan hệ chính trị, trao đổi, tiếp xúc cấp cao diễn ra thường xuyên với nhiều hình thức linh hoạt, góp phần quan trọng vào việc tăng cường tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước.
Hợp tác, giao lưu kênh Đảng, ngoại giao, quốc phòng, công an, các địa phương biên giới và giao lưu nhân dân hai nước duy trì mật thiết. Hai bên tổ chức thành công Phiên họp lần thứ 14 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc (tháng 7/2022).
Hợp tác kinh tế, thương mại duy trì phát triển ổn định. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới.
Về biên giới lãnh thổ, hai bên đã phối hợp chặt chẽ triển khai thực hiện các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, tăng cường quản lý an ninh, an toàn khu vực biên giới; đạt được nhận thức chung về kiểm soát bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, đồng thời tích cực thúc đẩy các cơ chế đàm phán về các vấn đề trên biển, thực hiện hiệu quả Tuyên bố của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy tiến trình tham vấn Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).