【kết quả trận club america】Ngày thứ 4 mất nước: Dân chung cư lau thùng rác để đựng, bát đũa bẩn chất đống

作者:La liga 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 16:25:57 评论数:

Người dân xếp hàng chờ lấy nước từ xe bồn tối 17/10. Video: Tú Linh 

19h tối 17/10. Cư dân từ các tòa nhà khu đô thị Thanh Hà (xã Cự Khê,àythứmấtnướcDânchungcưlauthùngrácđểđựngbátđũabẩnchấtđốkết quả trận club america huyện Thanh Oai, Hà Nội) đổ xuống sân, tay cầm xô, chậu chuẩn bị nhận nước từ xe bồn. 

Chị Tư ngụ tại tòa HH03C kể, từ hôm mất nước, gia đình chị gồm 2 vợ chồng, 2 con nhỏ mệt mỏi vì phải đi xách từng xô, mua từng chai nước lọc về nấu ăn. Cả nhà nhịn tắm, chỉ dám lau người để tiết kiệm.

chung cuthanhha21.jpg
Trước khi xe nước đến, người dân đã mang xô, chậu xuống sân chờ sẵn. Ảnh: M.L
chung-cuthanhha9-3.jpg
Cảnh xếp hàng chờ nước từ xe bồn diễn ra vào buổi tối. Ảnh: T.H

Cuộc sống gia đình chị bị đảo lộn bởi không có nước sinh hoạt. “Hôm trước, quần áo bẩn chồng chất, không có nước nấu cơm, tôi phải đi 50km về nhà bố mẹ đẻ giặt nhờ, xin thức ăn đã nấu về cất tủ lạnh”, chị Tư than. 

W-chung-cuthanhha13-3.jpg
Chị Tư (bên trái ảnh) cùng các con xuống sảnh đợi lấy nước. Ảnh: Tú Linh

Ngày đầu tiên, cư dân góp tiền mua nước từ xe bồn, chia nhau sử dụng tạm. Nhưng số lượng cư dân quá đông nên mỗi nhà chỉ được nửa thùng để đánh răng, rửa mặt. 

Thấy cuộc sống của cư dân khó khăn, một số nhà hảo tâm đã tài trợ các xe bồn chở nước. Mỗi xe khoảng 6 khối, có giá 1,2 triệu đồng. Tối tối, hàng dài người lao xuống sân chung cư xếp hàng chờ lấy nước. Mọi vật dụng trong nhà đều được huy động, kể cả thùng rác cũng được mang ra lau, lót nilong để đựng nước. 

Chị Trương Thị Thanh mấy ngày qua đều dùng bát đũa loại sử dụng 1 lần rồi bỏ. Thức ăn chị cũng gọi người ta ship đến. Chị chỉ dám cắm nồi cơm bằng nước tiết kiệm được. 

“Mình có con lớn còn đỡ. Những gia đình có con nhỏ, bé mới sinh mới khổ. Nhà mình phải tiết kiệm nước đánh răng rửa mặt để dội bồn cầu. Quần áo mình phải ‘cắn răng’ mang ra hàng giặt”, chị Thanh chia sẻ.

Ba ngày nay, cả nhà chị Thanh ăn cơm bụi. “Không có nước tắm, trong người bí bách khó chịu, miếng cơm bụi thì khó nuốt. Người ta mất nước vài tiếng còn khó chịu huống hồ vài ngày”, chị nói thêm.

Nói rồi chị Thanh quay ra định lấy nước nhưng chiếc xe bồn đã đi. Hàng dài xếp hàng ngao ngán trở về đợi chuyến sau vào lúc 21h tối. Cả nhà chị lại lên nhà, đợi chờ…

Chỉ dám lau mặt

Không chỉ người trẻ xuống xách nước mà cả người đã 76 tuổi như bà Lê Thị Phương Nga cũng góp sức. 

W-chung-cuthanhha10-3.jpg
Bà Lê Thị Phương Nga (76 tuổi) cũng góp sức cùng con cháu xách nước. Ảnh: Tú Linh

Bà Nga ở cùng các con cháu tại tòa HH03B. “Mất nước mấy ngày khổ lắm, không có nước nấu cơm, có ai dám tắm đâu. Nhà tôi 6 người mà có hôm chỉ xin được 1 xô. Hôm nay đứng xếp hàng chờ mãi cũng có nửa xô. Tối nay nước này dùng để đánh răng còn sáng mai chỉ dám xúc miệng nước muối”, bà kể.

Con gái của bà, chị Phạm Thu Huyền còn thường xuyên mua khăn giấy đa năng về rồi thấm chút nước lau mặt cho các con để tiết kiệm. Hôm đầu mất nước, vì chưa mua được thùng chứa ngay, gia đình phải dùng cả thùng đựng cây lau nhà.

“Hôm nào xách được nhiều nước, người lớn nhường cho trẻ con tắm để khỏi ngứa ngáy. Nhưng mấy đứa nhỏ phải đứng tắm để tiết kiệm chứ không dám ngồi”, bà Nga nói.

Chị Thảo sắp xếp lại đống bát đũa lộn xộn còn để trông bồn chưa có nước rửa. Ảnh: Tú Linh

Tòa nhà của chị Nguyễn Lê Phương Thảo bị cắt nước đầu tiên và cũng chưa hề có nước lại. Gia đình 4 người nhà chị ở chung cư Thanh Hà từ năm 2017. Theo chị, từ năm đó tới nay chưa từng xảy ra tình trạng cắt nước dài ngày như vậy. Đây là thời điểm khó khăn nhất của người dân khu đô thị này.

Từ hôm mất nước, chị phải mua cơm hộp hoặc ra quán ăn. Mấy ngày liền bát đũa chưa rửa, còn chồng chất trong bồn. Sốt ruột nhưng không biết làm thế nào, gia đình chị cũng chỉ biết trông chờ vào những xô nước từ xe bồn như bao cư dân khác.

Anh Nguyễn Hùng tại tòa HH03A cũng chia sẻ, quần áo, bát đũa của gia đình anh vẫn trong tình trạng ngổn ngang vì không có nước.

Bát đũa quần áo nhà anh Hùng còn ngổn ngang, bốc mùi. Ảnh: P.B 

"Mùi quần áo, bát đũa rất khó chịu nhưng chúng tôi không biết phải làm sao. Đi xách được mấy thùng nước về cũng chỉ đủ vệ sinh cá nhân. Tắm còn chẳng được, nói gì đến việc rửa bát, giặt đồ", anh Hùng chia sẻ. 

'Ai cần tắm thì sang nhà em'

Anh Trần Đạt (SN 1992) là thành viên của tổ phản ứng nhanh tại khu đô thị Thanh Hà cho biết, sau thông tin mất nước khu chung cư, nhiều người bỏ tiền hỗ trợ các xe bồn nước đến giúp đỡ cư dân. Anh cũng là một trong những người đứng ra kêu gọi sự giúp đỡ và tổ chức cho cư dân xuống nhận nước. Không có nước sinh hoạt, ai cũng cần nhưng không vì thế mà mọi người chen lấn, xô đẩy. Ai cũng xếp hàng ngay ngắn chờ đến lượt mình.

“Nhanh lên, hết nước rồi, xuống lấy đi”, “chị lấy tạm một ít lên dùng này, tí nữa lại xuống, xe mới sẽ đến”…, bà con liên tục hò nhau.

hotro.jpg
Chủ nhà kêu gọi cư dân mất nước sang nhà mình tắm, giặt, xách nước. Ảnh: N.Linh

Có nhà đông người già, trẻ nhỏ, hàng xóm lại sang xách nước giùm. Những tòa nhà lân cận chưa mất nước liên tục đăng thông tin trên trang cộng đồng mời bà con sang xách nước, tắm giặt. Tình cảm gắn bó, sự tương trợ lẫn nhau khiến những cư dân Thanh Hà cảm thấy ấm áp và được an ủi lúc khó khăn.

"Tôi chỉ mong tình trạng này sớm chấm dứt, trả lại nước và phải là nước sạch cho người dân Thanh Hà. Chúng tôi mua nhà mà lại không có nước dùng thì quá bất công", chị Thanh ở tòa HH03C chia sẻ. 

Khi người Hà Nội đối phó với mất nước sinh hoạt triền miên

Khi người Hà Nội đối phó với mất nước sinh hoạt triền miên

Sự cố vỡ đường ống nước dẫn tới hơn 70 nghìn hộ dân Hà Nội bị mất nước sinh hoạt liên tục cũng đủ gây khốn khổ. Người HN đã phải nghĩ cả loạt cách đối phó với tình trạng dở khóc, dở cười này.

最近更新