Cần thành lập tổ công tác liên Bộ chuyên trách chống chuyển giá | |
Chống chuyển giá: Cần nhất quán quy định tại Nghị định 20 và Luật Quản lý thuế (sửa đổi) | |
Việt Nam đã giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến chuyển giá |
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tại phiên họp sáng nay. |
Sau khi nghe đầy đủ các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội cũng như ngân sách nhà nước bổ sung của năm 2018 và thực hiện 4 tháng đầu năm 2019,ểngiálàcâuchuyệndàcup lien doan Trưởng ban Công tác đại biểu Trần Văn Tuý nêu ra băn khoăn về tình hình chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Ông Trần Văn Tuý cho biết thu từ khu vực này không đạt trong khi hiệu quả sản xuất kinh doanh rất tốt. Nghịch lý như vậy nhưng Chính phủ chưa có phân tích, đánh giá cụ thể về vấn đề này trong bản báo cáo trình ra Thường vụ Quốc hội.
Mới kiểm tra được khâu sản xuất, kinh doanh
Được chỉ định “phản biện”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, về chuyển giá năm 2018, cơ quan Tài chính đã thanh tra, kiểm tra 95.940 cuộc, xử lý thu về 19.000 tỷ đồng; thực tế đến hết năm 2018 thu về 14.740 tỷ đồng. Ngoài ra, xử lý giảm lỗ 40.900 tỷ đồng. Tương tự, năm 2017 xử lý giảm lỗ là 37.000 tỷ đồng.
Nhận định đây là một "thực trạng rất nghiêm trọng”, người đứng đầu ngành Tài chính cho rằng trong Luật Quản lý thuế sửa đổi cần nêu rõ trách nhiệm các cơ quan trong quản lý FDI, từ khâu đầu tư đến khâu sản xuất.
“Xử lý về thuế qua thanh tra kiểm tra mới là một phần bởi có một số doanh nghiệp FDI họ nói họ đầu tư vào Việt Nam nhiều tỷ USD nhưng ai đánh giá? Chúng tôi rất băn khoăn, nếu họ cứ thế khấu hao thì sẽ là chuyển giá ở khâu đầu tư. Còn chúng tôi mới kiểm tra được ở khâu sản xuất, kinh doanh" - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
Chia sẻ về nguyên nhân thu ở khu vực FDI không đạt dự toán, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng giải thích, đầu tiên là dự toán quá cao. Năm 2016, dự toán thu tăng 12,2% so với năm 2015, riêng giao thu khu vực FDI tăng 12,8% trong khi GDP năm 2016 chỉ tăng 6,21%.
Tương tự năm 2017, giao dự toán tăng chung là 18,1%, trong đó khu vực FDI tăng 23,4%, quá cao so với tăng GDP năm 2017 là 6,81%, cộng với khoảng 4% lạm phát, như vậy là cao gấp đôi tốc độ tăng của GDP và lạm phát.
Năm 2018, giao dự toán chung là 21,6%, khu vực doanh nghiệp nhà nước là 13,1%, khu vực FDI là 30,1%, quá cao so với tăng trưởng kinh tế là 7,08% và lạm phát 4%.
"Chúng tôi đã báo cáo Quốc hội và rút kinh nghiệm trong dự toán 2019. Dự toán đã giao hợp lý hơn, đánh giá hợp lý hơn giữa các khu vực kinh tế và các địa phương. Tuy nhiên, chuyển giá là câu chuyện dài, phải đánh giá và có nhiều giải pháp nữa" – Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Đã có giải pháp
Phát biểu tiếp nối, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói: “Chuyển giá là câu chuyện dài từ 30 năm nay. Chuyển giá xảy ra ở 2 khâu, khâu đầu tư ban đầu và ở khâu sản xuất, kinh doanh. Khâu sản xuất, kinh doanh Bộ Tài chính đã làm rồi. Ở khâu đầu tư ban đầu, Luật Đầu tư trước đây có quy định là yêu cầu phải giám định tài sản đầu tư ngay sau khi đầu tư xong để xác định giá trị tài sản chính thức, từ đó mới tính khấu hao và hạch toán thu nhập chịu thuế. Lúc đó, chúng ta đã thực hiện điều khoản này nhưng trên thực tế triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Năm 1992, chúng ta thuê một công ty giám định độc lập vào giám định 17 dự án thì cả 17 dự án đều sai phạm. Nhưng để đưa ra xử lý về pháp lý thì tranh cãi nhau vô cùng phức tạp”.
Bộ trưởng cũng cho biết thêm là sau đó Luật Đầu tư đã bỏ điều khoản này theo hướng để họ tự giác. Nhưng đến nay, cơ quan quản lý thấy rằng không thể để họ tự giác được nữa. Sau khi đánh giá 30 năm FDI, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy đây vẫn là kẽ hở khi doanh nghiệp chỉ đầu tư 10 triệu USD nhưng khai 20 triệu USD thì toàn bộ khấu hao tài sản cố định rút ra được hết, làm giảm thu nhập chịu thuế. “Đây là hiện tượng lỗ giả, lãi thật, xảy ra rất lâu rồi" - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu.
Dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi dự kiến sắp được thông qua sẽ bổ sung quy định: Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể thuê công ty giám định giám định lại tài sản đầu tư. Đề ra cơ chế mở đó để trường hợp nào cần thì áp dụng, bên bị giám định phải trả chi phí giám định, như vậy mới khắc phục được tình trạng này phần nào.