【kèo nhà cái 5.de】Cơ cấu lại chi ngân sách chặt chẽ, hiệu quả
3 năm liền chi ngân sách thấp hơn dự toán được giao
Tại các nghị quyết của Bộ Chính trị,ơcấulạichingânsáchchặtchẽhiệuquảkèo nhà cái 5.de Quốc hội, đã yêu cầu bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi NSNN, phấn đấu giảm mạnh bội chi NSNN đến năm 2020 không quá 3,5% GDP.
Bộ Tài chính đã tổ chức điều hành quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; đã thực hiện cắt giảm tối đa chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu các đơn vị sử dụng ngân sách đẩy mạnh khoán chi; giảm hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập theo lộ trình điều chỉnh giá, phí; siết chặt việc ứng trước, chuyển nguồn, bổ sung dự toán...
Triển khai các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW, từ khâu dự toán NSNN năm 2019, Bộ Tài chính đã tham mưu cho các cấp có thẩm quyền cắt giảm kinh phí thường xuyên các bộ, cơ quan trung ương và yêu cầu các địa phương dành nguồn để tạo nguồn cải cách tiền lương, thực hiện các chính sách an sinh xã hội và cơ cấu lại ngân sách.
Kết quả thực hiện giai đoạn 2016 - 2019 cho thấy, chi NSNN các năm bám sát dự toán được giao, đúng quy định của pháp luật. Đối với năm 2016, phần tăng chi chủ yếu là tăng chi đầu tư gắn với vượt thu ngân sách. Các năm 2017, 2018, 2019, chi ngân sách thực hiện thấp hơn dự toán chủ yếu do một số khoản chi triển khai chậm nên bị hủy dự toán hoặc chuyển nguồn sang năm sau theo quy định.
Chi thường xuyên các năm hầu như thấp hơn dự toán. Minh chứng là năm 2016 chi bằng 98,2% dự toán, năm 2017 bằng 97,7% dự toán, năm 2018 là 95,6% so với dự toán. Riêng năm 2019, chi thường xuyên được đánh giá tăng khoảng 1% so với dự toán.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã thực hiện từng bước cơ cấu lại chi NSNN, tăng tỷ trọng dự toán chi đầu tư phát triển từ 25,7% tổng dự toán chi ngân sách năm 2017 lên 26,3% năm 2019; giảm tỷ trọng dự toán chi thường xuyên từ 64,9% năm 2017 xuống 63,8% năm 2019 (mục tiêu là dưới 64%). Trong khi đó, ngân sách vẫn đảm bảo thực hiện cải cách tiền lương, tăng trợ cấp ưu đãi người có công và tăng lương hưu đối tượng do ngân sách bảo đảm khoảng 7%/năm theo nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời, bảo đảm các nhiệm vụ chi quốc phòng - an ninh, chính sách an sinh xã hội, triển khai chính sách nghèo đa chiều; xử lý kịp thời các vấn đề thiên tai, dịch bệnh phát sinh...
Thu không đạt, phải giảm chi tương ứng
Trên thực tế, nhiều năm qua, dự toán chi thường xuyên giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã được xây dựng trên cơ sở yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm biên chế, đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp, qua đó cơ cấu lại nguồn để ưu tiên bố trí thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội. Ước tính trong 5 năm (2016 - 2020) giảm chi thường xuyên do thực hiện các nhiệm vụ này của NSNN là khoảng 27 - 28 nghìn tỷ đồng.
Năm 2020, trong điều hành ngân sách gặp phải nhiều khó khăn, do đại dịch Covid-19. Dịch bệnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều mặt của kinh tế - xã hội. Trong khi tăng trưởng kinh tế đạt thấp do dịch bệnh, thì Chính phủ đã phải tung ra nhiều gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp. Điều này đã tác động kép đến cân đối NSNN, vừa giảm thu, vừa phải tăng chi cho các chính sách hỗ trợ.
Theo dự báo sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trường hợp tăng trưởng kinh tế nếu chỉ đạt khoảng 5,3%, giá dầu bình quân cả năm khoảng 30 - 35 USD/thùng, thì thu NSNN năm 2020 khi đó có khả năng giảm khoảng 130 - 150 nghìn tỷ đồng. Trường hợp dịch kéo dài hơn, tăng trưởng kinh tế thấp hơn, thu NSNN dự kiến giảm lớn hơn.
Những khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 đã và đang tác động lớn đến hoạt động cân đối thu, chi NSNN. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, quy định của Luật NSNN, trường hợp dự kiến số thu không đạt dự toán thì phải xem xét, điều chỉnh giảm tương ứng một số khoản chi để đảm bảo cân đối NSNN. Tuy nhiên, trong điều kiện cần thêm nguồn lực để hỗ trợ nền kinh tế, giảm khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trước tác động của dịch bệnh, thì vẫn phải giữ dự toán chi đầu tư phát triển, các khoản chi chế độ, chính sách cho con người, thậm chí còn tăng chi an sinh xã hội.
Trong những hoàn cảnh đặc biệt, sẽ có phương án đặc biệt. “Bài toán” về cân đối ngân sách trong năm nay cũng vậy. Bộ Tài chính đã đưa ra các giải pháp cụ thể để các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị sử dụng ngân sách quán triệt thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, cần tiếp tục cơ cấu lại NSNN, trên cơ sở đẩy mạnh thực chất hơn nữa nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cắt giảm các nhiệm vụ chi không cần thiết, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Đồng thời, đẩy mạnh kiểm soát chi tiêu, triệt để tiết kiệm để cắt giảm các nhiệm vụ chi thường xuyên không thực sự cần thiết; các bộ, ngành, địa phương phải cắt giảm tối thiểu 30% dự toán kinh phí hội nghị, công tác phí trong nước và 50% dự toán kinh phí công tác nước ngoài trong 9 tháng cuối năm 2020...
Theo dự báo sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trường hợp tăng trưởng kinh tế nếu chỉ đạt khoảng 5,3%, giá dầu bình quân cả năm khoảng 30 - 35 USD/thùng, thì thu NSNN năm 2020 khi đó có khả năng giảm khoảng 130 - 150 nghìn tỷ đồng. |
Minh Anh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- ·Cậu IT Nhâm Hoàng Khang kiếm tiền cực dị
- ·Cử tri Cần Thơ kiến nghị phân bổ ngân sách nhiều hơn cho giáo dục, y tế
- ·Hồ sơ Pandora hé lộ tài sản của loạt tỷ phú, chính khách
- ·Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- ·Không nghĩ đến việc tăng giá điện, tìm cách giảm giá xăng dầu
- ·Quảng Ngãi: Phấn đấu hoàn thành hạ tầng cụm công nghiệp
- ·Giá vàng hôm nay 28/9: Bật tăng trở lại sau đợt giảm nhẹ
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Lâm Đồng: Hoàn tất công tác chuẩn bị, sẵn sàng hợp nhất các chi cục thuế
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Vietsovpetro: Mục tiêu khai thác an toàn 5,1 triệu tấn dầu thô
- ·Quản lý rủi ro, phân luồng kiểm tra hàng hóa: Thông thoáng song vẫn đảm bảo giám sát chặt chẽ
- ·Đà Nẵng: Thi đánh giá năng lực cán bộ công chức hải quan
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Hệ thống điện đủ năng lực cho phát triển năm 2014
- ·Ngày 1/1/2020 Nghị định Một cửa có hiệu lực
- ·Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng
- ·Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- ·Nhiều sáng kiến có giá trị cao