您的当前位置:首页 > La liga > 【trận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia nhật bản】Quản trị tài chính trong bối cảnh tiền tệ hiện nay 正文

【trận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia nhật bản】Quản trị tài chính trong bối cảnh tiền tệ hiện nay

时间:2025-01-10 19:40:01 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Diễn đàn thu hút khá đông giới tài chính trong và ngoài nước.Sự kiện do Câu lạc bộ Giám đốc Tài chín trận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia nhật bản

Diễn đàn thu hút khá đông giới tài chính trong và ngoài nước.

Diễn đàn thu hút khá đông giới tài chính trong và ngoài nước.

Sự kiện do Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam phối hợp cùng Hiệp hội Giám đốc Tài chính Nhật Bản (JACFO) và Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) tổ chức. Hơn 300 đại biểu,ảntrịtàichínhtrongbốicảnhtiềntệhiệtrận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia nhật bản gồm giám đốc tài chính, chuyên viên cấp cao của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, cùng chủ tịch, tổng giám đốc các doanh nghiệp (DN) lớn của Việt Nam tham dự.

Ứng phó với khủng hoảng tiền tệ

Bà Conchita Manabat, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Hiệp hội quốc tế Các nhà quản trị tài chính cấp cao (IAFEI) đánh giá cao chủ đề của diễn đàn năm nay bởi rất phù hợp với tình hình thế giới. Việc Trung Quốc hạ giá đồng Nhân dân tệ gần 2% hồi tháng 8/2015, Mỹ chuẩn bị in tiền để chống đỡ và phục hồi sự tăng trưởng, đồng USD đang dần phục hồi với dự đoán tăng lãi suất… đã và đang tác động mạnh đến thị trường tài chính toàn cầu. Thêm vào đó, khi nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ dự đoán sẽ tăng trưởng 2,5 % năm nay, các nền kinh tế khác cũng muốn cùng tăng trưởng bằng cách hạ giá đồng tiền của họ.

Do đó, bà Conchita Manabat cho rằng, diễn đàn năm nay tập hợp các bài thảo luận trình bày về triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam và trong khu vực, đã giúp các giám đốc tài chính (CFO) nắm được tình hình kinh tế, từ đó có thể điều hành tài chính khéo léo trong sự biến đổi ngoại hối. Việc diễn đàn tập trung giới thiệu các giải pháp tốt nhất cho quản trị DN hiệu quả cũng cho thấy tính thiết thực của sự kiện.

“Cộng đồng các nhà quản trị tài chính trên thế giới cần nhiều hơn nữa mô hình hoạt động của diễn đàn để bạn bè từ các nền tài chính khác nhau có thể cùng chia sẻ những mối quan tâm chung hiện nay”, bà Conchita Manabat nói.

Ông Nguyễn Ngọc Bách, Chủ tịch kiêm CEO Tập đoàn AsiaInvest và hiện là Giám đốc Câu lạc bộ CFO Việt Nam, cho biết trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới chứng kiến sự giảm giá mạnh và liên tục của đồng Nhân dân tệ và của hàng loạt đồng tiền của nhiều nước và vùng lãnh thổ khác, khả năng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong sắp tới, các DN Việt Nam, đặc biệt là các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu hoặc đang có các khoản nợ vay bằng ngoại tệ lớn sẽ đối mặt với nhiều rủi ro và sự cạnh tranh khốc liệt.

Diễn biến kinh tế thế giới đang khiến nhiều người bắt đầu quan ngại đến một cuộc “chiến tranh tiền tệ” toàn cầu. Đối diện với những nguy cơ có thể sắp xảy ra như vậy, nhà quản trị tài chính cần phải làm gì để DN vượt qua khó khăn và phát triển bền vững?
(Bà Conchita Manabat, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Hiệp hội IAFEI đặt vấn đề).
Bà Conchita
Bà Conchita Manabat, Chủ tịch
Hội đồng cố vấn Hiệp hội IAFEI

Tầm nhìn kinh tế và cách tránh rủi ro tỷ giá

Tại diễn đàn, đại diện các DN đã được các chuyên gia tài chính hàng đầu trong nước và khu vực châu Á như ông Nguyễn Xuân Thành - Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, ông Trần Xuân Nam - Giám đốc Tài chính Công ty Giấy Sài Gòn, ông Benjamin Pwee - Giám đốc điều hành

E-Deo Asia, ông Joseph Alfred - Giám đốc Chính sách và Chuyên môn ACCA Singapore… chia sẻ nhiều nội dung giúp hiểu rõ hơn về viễn cảnh kinh tế Việt Nam và khu vực trong năm 2016 và các rủi ro tiềm tàng, cùng các lời khuyên hữu ích để qua đó có được các chiến lược phát triển tốt, các chính sách đúng giúp DN phát triển thành công, bền vững và sẵn sàng cho công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn trong những năm tới.

Theo bà Josephine Yei - Giám đốc Điều hành Công ty chứng khoán Sài Gòn Bank Berjaya, trong bối cảnh tiền tệ phức tạp như hiện nay, vấn đề tỷ giá sẽ là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận DN và luôn khiến DN bận tâm. Do đó, để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro về tỷ giá, bà Josephine Yei khuyến nghị DN một loạt giải pháp như nên mở nhiều tài khoản ngoại tệ tại nơi có các khoản phải thu phải trả, chuyển đổi tiền tệ giữa tài sản và nợ phải trả nhằm bù trừ rủi ro nhóm và giảm thiểu rủi ro, chuyển đổi các cơ sở sản xuất sao cho chi phí và doanh thu có cùng một loại tiền tệ, yêu cầu nhà cung cấp báo giá bằng đồng Việt Nam nhằm chuyển rủi ro về phía họ, mua hợp đồng kỳ hạn, thêm rủi ro tỷ giá vào lợi nhuận biên để sẵn sàng gánh chịu rủi ro dự báo trước; hoặc có thể sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ, hợp đồng hoán đổi tín dụng nhằm giảm bớt chi phí…

“Ngoài các phương tiện để có thể đối phó với rủi ro tỷ giá, DN cũng phải biết được rủi ro của mình để đi trước một bước, phải khảo sát thị trường một cách cẩn thận, không tự mãn, nên chuẩn bị một cách thận trọng và điều đặc biệt là nên tránh các loại ngoại tệ không thông dụng”, bà Josephine Yei kết luận.

Đỗ Doãn