当前位置:首页 > Cúp C2 > 【giải primavera 1 u19 ý】Chính sách tài chính: Bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản

【giải primavera 1 u19 ý】Chính sách tài chính: Bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản

2025-01-25 11:40:45 [Thể thao] 来源:88Point

Chính sách thuế đối với khai thác tài nguyên khoáng sản

Chính sách thuế đối với khai thác tài nguyên khoáng sản đã góp phần bảo vệ tài nguyên và tăng thu NSNN.

Trong những năm qua,ínhsáchtàichínhBảovệkhaithácsửdụnghiệuquảnguồntàinguyênkhoángsảgiải primavera 1 u19 ý Bộ Tài chính đã kịp thời phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành các chính sách tài chính, thuế đối với tài nguyên khoáng sản và công nghiệp khai khoáng để đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước, hạn chế khai thác bừa bãi, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản...

Hoàn thiện hệ thống luật pháp

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Bộ Tài chính đã trình ban hành 5 luật, 3 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 11 nghị định của Chính phủ và 17 thông tư, góp phần quan trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản. Cụ thể là: Chính sách khuyến khích đầu tư đối với các dự án khai thác, chế biến khoáng sản; đổi mới chính sách tài chính đối với hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, chuyển nhượng khoáng sản, xác định đúng giá trị tài nguyên khoáng sản được khai thác; xây dựng cơ chế đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đảm bảo lợi ích của Nhà nước phù hợp.

Trước và sau khi Nghị quyết 02 được ban hành, cơ chế, chính sách liên quan tới đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản đã đảm bảo phù hợp với mục tiêu, giải pháp đề ra trong Nghị quyết 02.
Trong giai đoạn 2012 – 2016, kinh phí đầu tư cho công tác điều tra cơ bản địa chất và khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm sau tăng cao hơn năm trước, với tổng kinh phí hơn 1.711 tỷ đồng.

Sau khi Nghị quyết 02 và Luật Khoáng sản được ban hành, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 203/2003/NĐ-CP về phương pháp tính, mức thu cấp quyền khai thác khoáng sản, Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản (trong đó bổ sung, sửa đổi một số quy định về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản).

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là công cụ tài chính, thể hiện vai trò sở hữu nhà nước đối với tài nguyên quốc gia và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của tổ chức, cá nhân. Những chính sách này góp phần bảo vệ, khai thác hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên; xóa bỏ tình trạng xin - cho, đồng thời tăng thu ngân sách.

Theo số liệu từ Tổng cục Thuế, chỉ tính từ năm 2015 đến năm 2016, số thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vào NSNN tăng lên rất nhiều. Cụ thể, năm 2015 thu tiền cấp khai thác khoáng sản là 4.506 tỷ đồng; năm 2016 là 5.219 tỷ đồng.

Hạn chế xuất khẩu thô, bảo vệ tài nguyên

Tại Văn bản số 4949/BTC-CST của Bộ Tài chính gửi Ban Kinh tế trung ương do Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai ký cho thấy, các chính sách thuế đối với tài nguyên khoáng sản như chính sách thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế bảo vệ môi trường, chính sách phí và lệ phí đối với khoáng sản… đã đáp ứng yêu cầu về quản lý nhà nước, góp phần đảm bảo khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với thực tế và tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc kê khai thuế.

Các chính sách thuế tài nguyên cũng góp phần nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên khoáng sản thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu về giá tính thuế tài nguyên, đồng thời góp phần tăng cường công tác quản lý cấp phép khai thác khoáng sản, có quy hoạch khoáng sản hợp lý, tăng cường công tác thẩm tra, thẩm định dự án khai thác khoáng sản.

Chính sách thuế tài nguyên góp phần bảo đảm nguồn thu cho NSNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thuế, số thuế tài nguyên thu được từ năm 2011 đến 2016 khoảng 217.936 tỷ đồng (bao gồm thu từ dầu khí và thu từ các tài nguyên khác).

Các chính sách đã phát huy hiệu quả thiết thực trong thực tế, đồng thời được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với biến động giá cả hàng hóa trên thế giới và trong nước, phù hợp với tình hình sản xuất, xuất khẩu của các ngành sản xuất trong nước chủ trương điều hành chính sách thuế của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Ví dụ như chính sách thuế xuất nhập khẩu đối với tài nguyên khoáng sản đã hạn chế được việc xuất khẩu các mặt hàng tài nguyên, khoáng sản ở dạng thô, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư chế biến sâu để nâng cao giá trị tài nguyên xuất khẩu theo đúng định hướng về chính sách xuất khẩu khoáng sản của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 02.

Quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu thấp đối với các loại tài nguyên, khoáng sản trong nước không có hoặc trữ lượng thấp đã góp phần gìn giữ nguồn tài nguyên quốc gia, khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ sản xuất, hạn chế khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản trong nước.

Theo Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) Phạm Đình Thi, tại Luật số 106/2016/QH13 bổ sung quy định sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Điều này đã góp phần khuyến khích hoạt động chế biến sâu khoáng sản trong nước.

Thời gian qua, việc thực hiện chính sách thuế TNDN đối với thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản đã góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên và tăng thu NSNN...

Khánh Huyền

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读