88Point88Point

【kết quả trận haka】Bức tranh kinh tế của tỉnh Quảng Bình trong nửa nhiệm kỳ 2020

Sáng 22/9,ứctranhkinhtếcủatỉnhQuảngBìnhtrongnửanhiệmkỳkết quả trận haka UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức họp báo định kỳ tháng 9/2023 và công bố thông tin kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025).

Tại buổi họp báo, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Bình đã công bố báo cáo Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

Theo đó, trong 3 năm 2021-2023, kinh tếQuảng Bình đã dần phục hồi và từng bước tăng trưởng khá.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình bình quân đạt 6,63%. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Quảng Bình đạt 60,24 triệu đồng, tăng 13,92 triệu đồng so với năm 2020.

Công tác quy hoạch, quản lý đô thị có bước phát triển khi Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đã có sự phục hồi sau đại dịch Covid-19. Ảnh: Ngọc Tân

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh Quảng Bình tiếp tục có sự tăng trưởng, giá trị sản xuất tăng bình quân 3,07%/năm (chỉ tiêu 3,5 - 4%/năm).

Sản xuất công nghiệp có những chuyển biến tích cực, nhiều dự ánđược đầu tưvà đi vào hoạt động đóng góp đáng kể vào tăng trưởng ngành công nghiệp, như: Cụm trang trại điện gió B&T, Nhà máy điện mặt trời Dohwa Lệ Thủy,…; các dự án thuộc Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch được đôn đốc triển khai thực hiện cơ bản đạt kết quả bước đầu.

Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Giai đoạn 2021 - 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 10,3%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9%/năm (chỉ tiêu 14 - 14,5%/năm).

Hoạt động thương mại tiếp tục phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước đạt hơn 54.300 tỷ đồng; bình quân giai đoạn 2021 - 2023 tăng 8,6%/năm. Giá trị sản xuất dịch vụ tăng bình quân 6,83%/năm (chỉ tiêu 7 - 7,5%/năm).

Du lịch Quảng Bình cũng có sự phục hồi và phát triển sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Tổng số khách du lịch đến tỉnh năm 2022 đạt hơn 2,1 triệu lượt, gấp 3,7 lần so với năm 2021; năm 2023 ước đạt 3,5 triệu lượt, tăng 1,65 triệu lượt so với năm 2020.

Hoạt động đầu tư phát triển sản phẩm du lịch được quan tâm; đã đưa vào khai thác một số cơ sở lưu trú, sản phẩm du lịch mới, khai trương Khu du lịch nghỉ dưỡng Bang Onsen Resort. Du lịch Quảng Bình tiếp tục được các tổ chức, tạp chí, khách du lịch trong nước và quốc tế đánh giá cao, hình ảnh và thương hiệu ngày càng được khẳng định.

Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Bình các năm 2021, 2022 vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, năm 2022 đạt hơn 8.350 tỷ đồng, đạt 139,2% kế hoạch; bình quân giai đoạn 2021 - 2023 đạt 7.500 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được chú trọng đầu tư. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2023 của tỉnh Quảng Bình đạt trên 28.500 tỷ đồng, tăng 30,1% so với năm 2020.

Nhiều công trình, dự án quan trọng đã được khởi công và đầu tư xây dựng, như: Đường ven biển và Cầu Nhật Lệ 3, Hệ thống đường từ cầu Nhật Lệ 2 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, các tuyến đường nối trục Đông - Tây, các tuyến đường nội thành thành phố Đồng Hới, các tuyến đường liên vùng, liên xã ở các huyện; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm thể dục thể thao tỉnh, Bệnh viện đa khoa Bắc Quảng Bình cơ sở 2,...

Tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án Đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông đoạn qua tỉnh được đẩy nhanh; Cảng hàng không Đồng Hới chuẩn bị nâng cấp,... sẽ là những tín hiệu mới, tạo động lực cho sự phát triển của tỉnh.

Về thu hút đầu tư, công tác xúc tiến, thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Bình trong 3 năm qua đã có nhiều đổi mới và quyết liệt hơn; môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ.

Tỉnh Quảng Bình đã tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài. Tổ chức thành công các hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh năm 2021; tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2022; Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư tại thành phố Hà Nội năm 2023.

Theo đó, các chính sách thu hút đầu tư của Quảng Bình đã ưu tiên thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn có thương hiệu, uy tín đầu tư các dự án lớn, có tính lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy hình thành chuỗi sản xuất có giá trị và hiệu quả, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.

Cũng theo báo cáo, từ năm 2021 đến nay, tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt và chấp thuận chủ trương đầu tư 147 dự án trong nước, với tổng vốn đăng ký hơn 28.000 tỷ đồng; thu hút 1 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), với số vốn đăng ký 54,6 triệu USD; 47 dự án phi chính phủ nước ngoài (NGO), giá trị cam kết viện trợ 9,5 triệu USD.

Tỉnh Quảng Bình cũng đã tạo điều kiện, môi trường cạnh tranh bình đẳng để các thành phần kinh tế phát triển nhanh, trở thành động lực phát triển của nền kinh tế. Từ đầu năm 2021 đến nay, Quảng Bình có thêm 1.627 doanh nghiệp được thành lập, nâng tổng số doanh nghiệp lên hơn 8.800 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký gần 20.180 tỷ đồng.

Tuy vậy, báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại hạn chế khi tốc độ tăng trước kinh tế trong 3 năm vừa qua của Quảng Bình vẫn còn thấp so với kế hoạch cả giai đoạn 2021 - 2025.

Trong đó, tăng trưởng của khu vực nông nghiệp đạt thấp; cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp chậm được đổi mới, thiếu tính bền vững, thiếu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra. Chưa có nhiều dự án công nghiệp mới có quy mô và giá trị lớn đi vào hoạt động để tạo động lực thúc đẩy phát triển.

Bên cạnh đó, nhiều tiềm năng, lợi thế của tỉnh Quảng Bình để phát triển du lịch chưa được khai thác và phát huy có hiệu quả. Đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng; sản phẩm du lịch chưa đa dạng; hạ tầng và năng lực phục vụ tại một số cơ sở kinh doanh dịch vụ chưa đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Các dự án đầu tư về cơ sở lưu trú cao cấp, khu nghỉ dưỡng, tổ hợp sân golf, vui chơi giải trí chậm tiến độ.

Tiến độ triển khai và giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; một số vướng mắc liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi đất rừng, bồi thường giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch,... chưa được giải quyết triệt để. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn thiếu đồng bộ, nguồn lực đầu tư hạ tầng chưa đáp ứng được so với nhu cầu.

Được biết, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) đề ra các chỉ tiêu kinh tế như sau: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân đạt 8 - 8,5%/năm; Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2025 đạt  9.000 tỷ đồng; Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt từ 70 - 75 triệu đồng); Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021 - 2025 đạt 135.000 tỷ đồng.

赞(33)
未经允许不得转载:>88Point » 【kết quả trận haka】Bức tranh kinh tế của tỉnh Quảng Bình trong nửa nhiệm kỳ 2020