Người ta thường ví đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Tuy không còn đôi mắt nhưng người mù Bình Dương luôn sáng lòng. Họ luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống,átvangtiếngháttừtrában xep han c1 yêu đời và cố gắng dâng đời những giai điệu yêu thương.
Hội Người mù Bình Dương với tiết mục “Mùa xuân nhớ Bác”
Không chỉ nỗ lực vượt qua hoàn cảnh khó khăn, người mù ở Bình Dương còn lạc quan yêu đời, tích cực tập luyện đờn, ca để dâng đời những giai điệu yêu thương. Những thông điệp yêu thương này đã được gửi trọn giá trị trong 3 tiết mục tham gia hội diễn văn nghệ “Tiếng hát từ trái tim” do Hội Người mù Việt Nam tổ chức theo hình thức trực tuyến của Đội văn nghệ Hội Người mù tỉnh.
Theo ông Trần Văn Em, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh, hội diễn văn nghệ “Tiếng hát từ trái tim” là sân chơi được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần. Hội diễn được tổ chức sôi nổi từ các cấp hội cơ sở, tuyển chọn những hội viên có năng khiếu xuất sắc tham gia thi cấp tỉnh. Để thích ứng với tình hình dịch bệnh hiện nay, Hội Người mù Việt Nam đã tổ chức hội diễn theo hình thức trực tuyến. Các tỉnh, thành phố tham gia hội diễn bằng cách quay clip biểu diễn các tiết mục gửi về Trung ương hội.
Chia sẻ với chúng tôi khi hát đầy cảm xúc ca khúc “Vì đâu em chết”, ông Bùi Văn Cảnh, Phó Chủ tịch Hội Người mù huyện Bàu Bàng cho biết, bản thân cũng là một người khuyết tật bẩm sinh nên thấu hiểu những nỗi khổ của các đối tượng nhiễm chất độc hóa học. “Chúng tôi rất xúc động, phấn khởi khi được sự quan tâm của các cấp, các ngành tạo ra sân chơi cho anh chị em chúng tôi. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu nghệ thuật dân tộc của cha ông, cất cao những lời ca tiếng hát để vượt qua những cảm xúc tiêu cực, vươn lên giúp ích cho đời”, ông Cảnh nói.
Tham gia hội diễn lần này, Bình Dương có 3 tiết mục: Đơn ca “Vì đâu em chết” do Văn Cảnh thể hiện, song tấu Liên Nam do Văn Dũng và Văn Bòn thể hiện, ca cổ “Đêm xuân nhớ Bác” do Văn Bòn thể hiện. Các tiết mục đã được dàn dựng và quay hình công phu, tạo nhiều hứng khởi cho các thí sinh tham gia. Theo nhạc sĩ Hoàng Duy, tuy có nhiều khó khăn, trở ngại nhưng các thí sinh đặc biệt này rất tích cực. “Bởi với họ, đây là dịp để lan tỏa những thông điệp ý nghĩa từ Bình Dương đến muôn nơi. Đó là, dẫu đại dịch có nguy hiểm nhưng người Việt Nam nói chung, người khuyết tật, người mù vẫn vững tâm chung tay chiến đấu. Riêng chúng tôi xin góp những lời ca, tiếng đờn góp vui để động viên, cổ vũ tình yêu văn nghệ, món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống, xã hội”, nhạc sĩ Hoàng Duy chia sẻ.
Chia sẻ với phóng viên, để đồng hành cùng người mù, những năm qua, các cấp Hội Người mù trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cả về vật chất và tinh thần, giúp họ có thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống. Ông Trần Văn Em cho biết thêm, do dịch bệnh Covid-19 nên các cơ sở xoa bóp không hoạt động khiến đời sống của các hội viên cũng trở nên khó khăn hơn. Để kịp thời giúp các hội viên ổn định đời sống, Hội Người mù tỉnh đã trích quỹ hỗ trợ cho mỗi hội viên 1,3 triệu đồng và 60kg gạo. Ngoài ra, các dự án vay vốn cho người mù, Dự án Ngân hàng bò, Dự án Giúp nhau phát triển kinh tế gia đình… vẫn được triển khai thực hiện tốt ở các cấp hội.
Tham gia hội diễn lần này, Bình Dương có 3 tiết mục: Đơn ca “Vì đâu em chết” do Văn Cảnh thể hiện, song tấu Liên Nam do Văn Dũng và Văn Bòn thể hiện, ca cổ “Đêm xuân nhớ Bác” do Văn Bòn thể hiện. Các tiết mục đã được dàn dựng và quay hình công phu, tạo nhiều hứng khởi cho các thí sinh tham gia. |
THỤC VĂN