您现在的位置是:Thể thao >>正文
【xem bang xep hang ngoai hanh anh】Lần đầu tiên công bố quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050
Thể thao9933人已围观
简介Tư duy mới, tầm nhìn mớiPhát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, QHTTQG lần đầu t ...
Tư duy mới,ầnđầutiêncôngbốquyhoạchtổngthểquốcgiathờikỳ–tầmnhìnđếxem bang xep hang ngoai hanh anh tầm nhìn mới
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, QHTTQG lần đầu tiên được xây dựng ở nước ta, là quy hoạch vừa mang tính tổng thể, vừa mang tính chiến lược, bao trùm mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội và được lập cho 10 năm. Do đó, việc QHTTQG được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 81/2023/QH15 là một bước quan trọng và có thể được đúc kết lại trong 12 chữ "Tư duy mới - Tầm nhìn mới - Cơ hội mới - Giá trị mới".
QHTTQG là căn cứ pháp lý, công cụ quan trọng giúp Nhà nước hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, bảo đảm tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bao trùm và bền vững. Hay nói cách khác, QHTTQG là căn cứ để lập Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng và Quy hoạch các địa phương…
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã công bố Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về QHTTQG thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch, mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; mô hình tổ chức không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất, bền vững.
Hình thành các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, có mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, hiện đại; bảo đảm các cân đối lớn, nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế; môi trường sinh thái được bảo vệ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD.
Đến năm 2050, Việt Nam là nước phát triển, thu nhập cao, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2031 - 2050 đạt khoảng 6,5 - 7,5%/năm.
Quy hoạch tổng thể quốc gia là căn cứ để lập Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng và Quy hoạch các địa phương. Ảnh: Internet. |
Phát triển 6 vùng kinh tế - xã hội, 4 vùng động lực
Quy hoạch nêu rõ việc phát triển 6 vùng kinh tế - xã hội gồm: vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, phát triển theo hướng xanh, bền vững và toàn diện. Xây dựng vành đai công nghiệp Bắc Giang - Thái Nguyên - Phú Thọ trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng cả vùng.
Vùng Đồng bằng sông Hồng tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại. Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á.
Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Xây dựng khu vực ven biển Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh trở thành trung tâm phát triển công nghiệp của vùng và cả nước.
Vùng Tây Nguyên phát triển bảo vệ rừng gắn với bảo đảm an ninh nguồn nước. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, năng lượng tái tạo; phát triển bền vững công nghiệp khai thác bôxit, chế biến alumin, sản xuất nhôm.
Vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; là trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của cả nước, khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, phát triển 4 vùng động lực quốc gia: vùng động lực phía Bắc, vùng động lực phía Nam, vùng động lực miền Trung và vùng động lực Đồng bằng sông Cửu Long với các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Phát triển các hành lang kinh tế ưu tiên trong giai đoạn đến năm 2030: Hành lang kinh tế Bắc - Nam và 2 hành lang kinh tế Đông - Tây là Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Mộc Bài - TP Hồ Chí Minh - Vũng Tàu.
Đồng thời, từng bước hình thành và phát triển các hành lang kinh tế trong dài hạn: hành lang kinh tế theo đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc - Nam phía Tây qua địa bàn Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và 6 hành lang kinh tế Đông - Tây, bao gồm: Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội; Cầu Treo - Vũng Áng; Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng; Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau...
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, ngành tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Quy hoạch Tổng thể Quốc gia, nhất là tập trung nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án quan trọng quốc gia; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án quan trọng quốc gia đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư. “Phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn”, Thủ tướng lưu ý phải phát huy vai trò dẫn dắt của vốn đầu tư công để kích hoạt, huy động, thu hút mọi nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực tư nhân tham gia các công trình đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Thủ tướng cũng yêu cầu hoàn thiện khung khổ luật pháp, chính sách phát triển các loại thị trường vốn; đổi mới mạnh mẽ chính sách và cách thức thu hút đầu tư nước ngoài và chuẩn bị đồng bộ các điều kiện như hạ tầng, thể chế, nhân lực... Thu hút các doanh nghiệp lớn có uy tín, năng lực tài chính, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, hệ thống quản lý hiện đại, các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới đầu tư vào các vùng động lực, hình thành những cụm liên kết ngành, tạo sức lan tỏa lớn, thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế trong nước. |
Tags:
相关文章
Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
Thể thaoNgày 19/9, tại buổi tọa đàm PCCC ở chung cư do báo Dân trí tổ chức ...
【Thể thao】
阅读更多Khánh Hòa: Tăng cường kiểm tra, kiên quyết loại bỏ tàu vỏ thép kém chất lượng
Thể thaoSau những “lùm xùm” liên quan đến việc tàu vỏ thép bị ...
【Thể thao】
阅读更多'Lập lờ' thương hiệu, hàng Quảng Châu đội lốt hàng thiết kế
Thể thaoHàng Quảng Châu đội lốt hàng thiết kế, hàng hiệuKhảo sát một v&ogr ...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
- Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- Bản tin Cảnh báo chất lượng: Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa nhóm 2
- Bến Tre: Phạt 2 cơ sở kinh doanh xăng 'dởm' hơn 123 triệu đồng
- Trà Vinh xem xét hồ sơ 2 doanh nghiệp tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2017
- Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- Kiểm tra nhanh thực phẩm tại các chợ, trung tâm thương mại
最新文章
-
Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
-
Đà Nẵng thưởng nóng cho người dân báo tin về thực phẩm bẩn
-
Cửa hàng đồng giá 10.000 đồng: 'Thả nổi' nguồn gốc và chất lượng sản phẩm?
-
Chi tiết mức giá trong các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước
-
Nhận định, soi kèo Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1: Tự tin trên sân khách
-
Hoạt động 'chui' hơn 3 năm, cây xăng ở Bắc Giang không bị phát hiện
友情链接
- Bánh phồng tôm và ba khía sẽ tiếp tục lên ngôi
- Kinh doanh hiệu quả và bền vững qua thương mại điện tử
- Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM ký kết hợp tác chiến lược cùng MCV Group
- Ðưa giống mới vào đồng ruộng
- Xử lý nghiêm, nếu tiếp tục chây ỳ
- Bổ sung danh mục thủ tục hành chính ngành lao động
- “Chìa khóa” đưa chính sách vào cuộc sống
- Chủ động nguồn hàng khi thiên tai, dịch bệnh
- Bữa ăn công nhân
- Sản phẩm mới từ cua thịt