Tác giả của ca khúc bất hủ “Dư âm” - Nguyễn Văn Tý đã qua đời ở tuổi 94. Ông dừng lại cuộc sống của mình nhưng “dư âm” những ca khúc của ông sẽ còn mãi với thời gian.
Gia đình nhạc sĩ cho biết ông qua đời vào lúc 17 giờ 15 phút ngày 26-12 tại nhà riêng ở đường Trần Khắc Chân (quận 1,ạcsĩNguyễnVănTýquađờiởtuổsoi kèo leeds united TP.Hồ Chí Minh) sau thời gian chống chọi với rất nhiều căn bệnh của tuổi già.
Ông sinh ngày 5-3-1925 tại Vinh, Nghệ An, quê gốc ở Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình truyền thống âm nhạc, thuở nhỏ, Nguyễn Văn Tý học ở trường Quốc học Vinh và được một giáo viên người Pháp dạy cho những bài hát của Tino Rossi đang thịnh hành thời đó. Nguyễn Văn Tý còn được một thầy giáo nhạc sĩ người Hoa tên Mạnh Hinh dạy chơi đàn guitar Hawaii.
Từ năm 1944, ông đi hát trong phòng trà ở Vinh kiếm sống. Năm 1945, Nguyễn Văn Tý tham gia phong trào Việt Minh, sáng lập và xây dựng đoàn kịch thơ, kịch nói của Thanh niên Cứu quốc Nghệ An. Ông bắt đầu sáng tác vào năm 1947 khi là Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền huyện Thanh Chương, nhưng ông coi tác phẩm đầu tay của mình là bài “Ai xây chiến lũy” được viết 1949. Năm 1948, Nguyễn Văn Tý ở Đoàn văn hóa tiền tuyến thuộc Quân huấn cục. Sau đó, từ năm 1950, ông nhận nhiệm vụ đi xây dựng Đoàn Văn công của Sư đoàn 304 và làm trưởng đoàn. Bản “Dư âm” nổi tiếng được ông sáng tác khoảng 1950 sau một lần về chơi nhà bạn ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, “Dư âm” viết về cô em gái của người bạn đó… Những năm cuối đời, ông sống ở TP.Hồ Chí Minh. Các nhạc phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: “Dư âm, Mẹ yêu con, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa”...
Vào lúc 10 giờ ngày 27-12, linh cữu ông sẽ được di quan ra Nhà tang lễ TP.Hồ Chí Minh. Lễ an táng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vào sáng 29-12 (mùng 4 tháng chạp) tại Nghĩa trang Hoa viên Bình Dương, nơi có nhiều nghệ sĩ đang yên nghỉ như: Nhạc sĩ Phạm Duy, nhà văn Sơn Nam, soạn giả Viễn Châu, GSTS. Trần Văn Khê, nhà thơ Kiên Giang (Hà Huy Hà), đạo diễn Lê Dân...
QUỲNH NHƯ