当前位置:首页 > Thể thao

【kết quả vô địch ngoại hạng anh】Tình hình Biển Đông mới nhất: Trung Quốc đòi chủ quyền trên Hoàng Hải

TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtTrungQuốcđòichủquyềntrênHoàngHảkết quả vô địch ngoại hạng anho những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay, sau khi lộ rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông và thường xuyên gây hấn với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, mới đây Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đòi một phần lớn chủ quyền trên Hoàng Hải trong cuộc đàm phán ranh giới hàng hải đầu tiên với Hàn Quốc trong 7 năm qua.

Không chỉ khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng, Trung Quốc còn âm mưu làm ‘dậy sóng’ Hoàng Hải

Không chỉ khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng, Trung Quốc còn âm mưu làm ‘dậy sóng’ Hoàng Hải

Báo Tuổi Trẻ dẫn thông tin từ tờ Yonhap mô tả không khí cuộc họp “thân tình” nhưng “các cuộc đàm phán rất khó khăn” khi các quan chức hai nước gặp tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc bắt đầu từ ngày 22/12 để tìm giải pháp cho tranh chấp lãnh thổ trên Hoàng Hải. Luật quốc tế quy định Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý tính từ bờ biển mỗi quốc gia, tuy nhiên khu vực tranh chấp nằm trong vùng EEZ của cả Trung Quốc lẫn Hàn Quốc.

Seoul đề xuất chọn ranh giới nằm giữa khu vực chồng lấn giữa hai nước nhưng Bắc Kinh nhất quyết muốn đẩy ranh giới gần hơn về phía Hàn Quốc, lấn qua những khu vực mà Seoul đã xây dựng một căn cứ nghiên cứu hàng hải. Giải thích việc muốn giành phần nhiều hơn, Bắc Kinh viện lý do rằng ‘Trung Quốc  lớn hơn, đông dân hơn và có đường bờ biển dài hơn nước láng giềng’.

Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Hàn Quốc khẳng định lý đề xuất của Trung Quốc là “không thể chấp nhận được”. Sau cuộc họp, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae Yul nói rằng hai nước sẽ còn tiếp tục đàm phán nhưng sẽ khó khăn và kéo dài hơn.

Trước đó, năm 2008, hai nước cũng đã gặp gỡ về vấn đề ranh giới hàng hải nhưng không đạt được thỏa thuận nào khiến nhiều người lo ngại căng thẳng có thể dẫn đến xung đột giữa tàu thuyền hai nước. Tháng trước, lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc đã bắn một chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc đi vào lãnh hải của Seoul. Ngoài ra, các vụ vi phạm của tàu đánh cá Trung Quốc cũng gia tăng mạnh trong thời gian qua, đỉnh điểm là vụ việc một thuyền trưởng Trung Quốc bị phía Hàn Quốc bắn chết năm 2014.

Sau yêu sách ‘đường lưỡi bò’ trên Biển Đông, phía Trung Quốc tiếp tục đòi phần lớn chủ quyền trên Hoàng Hải

Sau yêu sách ‘đường lưỡi bò’ trên Biển Đông, phía Trung Quốc tiếp tục đòi phần lớn chủ quyền trên Hoàng Hải. Ảnh Reuters

Trước tình hình này, giới phân tích nhận định, cùng với việc chạy đua giành kiểm soát trên Biển Đông, Trung Quốc đang tìm cách đẩy biên giới biển tiến xa bờ hơn để củng cố sức mạnh quân sự và kinh tế ở khu vực tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên việc tranh chấp lãnh hải với Hàn Quốc có nguy cơ phá hủy mối quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa hai nước.

Thời gian qua, Hàn Quốc cũng là một trong những nước lên tiếng chỉ trích các hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. “Quan điểm của chúng tôi là cần phải đảm bảo tự do đi lại và bay qua khu vực này, và bất cứ xung đột nào cũng phải được giải quyết theo các thỏa thuận liên quan và luật pháp quốc tế đã được thiết lập” - Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc Han Min Koo phát biểu hồi tháng trước trong cuộc họp báo với người đồng cấp Mỹ Ashton Carter.

Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông và biển Hoa Đông hiện nay trên Zing News, lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết các tàu Trung Quốc đã đến gần đảo Kuba ở phía Bắc quần đảo mà Tokyo gọi là Senkaku và Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư vào khoảng 8h20 (giờ địa phương). Sau đó, chúng đi vào vùng biển mà Nhật Bản tuyên bố là lãnh hải lúc 9h30 ngày 26/12.

Hãng tin Kyodo cho biết, các tàu tuần duyên Nhật Bản đã tiếp cận tàu Trung Quốc, cảnh báo họ phải rời khỏi khu vực này. Phía Trung Quốc phản hồi lại rằng họ đang hoạt động "trong vùng biển Trung Quốc", và chỉ rời đi vào lúc 10h50.

Tàu vũ trang Trung Quốc lại đến gần đảo tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông

Tàu vũ trang Trung Quốc lại đến gần đảo tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Ảnh Reuters

Hải Cảnh 31239 là tàu chở theo các khẩu pháo, đi cùng với các tàu Hải Cảnh 2307 và tàu 2308. Đội tuần duyên Nhật Bản xác nhận, tàu 31239 cũng chính là tàu đã đến gần khu vực Senkaku hồi ngày 22/12. Bloomberg dẫn tin Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, Tokyo đã gửi công hàm phản đối đến Bắc Kinh về những vụ xâm nhập này.

Như vậy, sự việc ngày 26/12 là lần thứ hai các tàu Trung Quốc mang theo vũ khí và đến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chỉ trong một tuần.  Từ năm 2012 đến nay, các tàu của Trung Quốc thường đến gần khu vực tranh chấp sau khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo. Tuy nhiên, tuần này đánh dấu lần đầu tiên tàu Trung Quốc mang theo những khẩu pháo.

Sự việc diễn ra trong bối cảnh chính phủ Nhật Bản vừa thông qua ngân sách kỷ lục dành cho quốc phòng vào ngày 24/12. Theo đó, nước này sẽ chi gần 42 tỷ USD cho kế hoạch mua sắm vũ khí và trang bị quân sự trong năm tài khóa 2016. Động thái này nhằm đối phó với những hoạt động của Trung Quốc trên các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông.

Nguyễn Yên(T/h)

 

Kiến trúc – xây dựng là nghề có lương cao nhất 2015

分享到: