| Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tếVũ Hồng Thanh tại phiên họp (Ảnh Quochoi.vn). |
Đó là nhận xét của Thường trực Uỷ ban Kinh tế khi thẩm tra sơ bộ đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 và giải pháp chủ yếu những tháng cuối năm. Hỗ trợ vay trả lương ngừng việc mới đạt 0,ỗtrợngườidândoanhnghiệpbịảnhhưởngbởiCovidchậmchưahiệuquảnhà cái uy tín hiện nay26% Trình bày nội dung này sáng 15/6, trong phiên họp thứ 57 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, về công tác triển khai chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệpvà các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, việc thực hiện các gói hỗ trợ đã góp phần khắc phục những khó khăn trong đời sống của Nhân dân, người lao động và hoạt động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch bệnh Covid-19, góp phần động viên tinh thần và sự tin tưởng của người dân, doanh nghiệp đối với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai các gói hỗ trợ còn chậm, chưa đạt hiệu quả mong muốn, ông Thanh nhấn mạnh và nêu các con số minh chứng. Cụ thể, tính đến ngày 27/5, gói hỗ trợ tiền mặt thực hiện được khoảng 13.100 tỷ đồng/35.880 tỷ đồng, tương ứng với 36,5% quy mô gói hỗ trợ. Gói hỗ trợ người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc thông qua chính sách cho vay của Ngân hàngChính sách xã hội với quy mô 16.000 tỷ đồng đã giải ngân cho 245 người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng việc cho 11.276 người lao động với số tiền 41,8 tỷ đồng, tương ứng với 0,26% quy mô gói hỗ trợ. Còn gói hỗ trợ thông qua chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất với quy mô khoảng 6.500 tỷ đồng đã nhận và giải quyết cho cho 192.503 lao động của 1.846 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số tiền là trên 786 tỷ đồng, tương ứng với 12,1% quy mô gói hỗ trợ. Theo ông Thanh, các gói hỗ trợ chưa tiếp cận được nhiều nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và khó khăn, đặc biệt là người lao động trong khu vực phi chính thức, công nhân và các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, do vậy cần được đánh giá kỹ hơn trong báo cáo của Chính phủ. Có lộ trình cụ thể tiêm vắc-xin phòng Covid-19 Cũng về vấn đề trên, Uỷ ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc thực hiện một số chính sách chi ngân sách cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 chưa đạt kết quả như dự kiến. Do chưa dự báo được đầy đủ tác động của đại dịch Covid-19 trên từng địa bàn nên việc xác nhận đối tượng là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm để được nhận hỗ trợ gặp nhiều khó khăn, dẫn đến giảm cả đối tượng và số tiền trợ cấp. Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, Uỷ ban này đề nghị Chính phủ tiếp tục theo dõi sát sao để kịp thời điều chỉnh hoặc ban hành chính sách mới nhằm tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân ứng phó với đại dịch Covid-19. Để có cơ sở điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế, cơ quan thẩm tra các vấn đề ngân sách còn đề nghị Chính phủ sớm sơ kết, đánh giá, báo cáo cụ thể với Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ nhất về kết quả phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và các gói cứu trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Đồng thời, kiến nghị các giải pháp đủ mạnh để tấn công, kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới. Trong đó, có giải pháp với lộ trình cụ thể về kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân để đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội. Trước đó, như Báo Đầu tư đã thông tin, những con số thấp đến mức khó tin của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19 cũng đã được Uỷ ban Về các vấn đề xã hội tập hợp. Theo đó, hỗ trợ gián tiếp cho doanh nghiệp mới đạt chưa đến 1%, còn hỗ trợ cho người lao động theo hợp đồng phải chấm dứt hợp đồng và một số trường hợp khác cũng chưa đến 1%, chỉ đạt 0,22 đến 0,49%. Chiều Chủ nhật (13/6) Chủ tịch Quốc hội cũng đã chủ trì buổi làm việc đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. "Tổng kết giai đoạn trước thế nào mới có rút kinh nghiệm cho khóa sau làm sao, chính sách đó có trúng hay không. Trúng rồi nhưng quy định như vậy thì đã hợp lý chưa, rất trúng nhưng quy định mà người ta không tiếp cận được thì rất khó khăn", Chủ tịch Quốc hội nói khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 57, ngày 14/6. Điều kiện chặt chẽ, thủ tục phức tạp Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, khá nhiều vướng mắc trong triển khai đã được các địa phương phản ánh với các cơ quan chức năng. Như điều kiện hưởng hỗ trợ với lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương phải đủ 3 điều kiện mới được hưởng là rất chặt chẽ, nhất là điều kiện về tài chính. Điều kiện này, sau đó đã được điều chỉnh nới và mở rộng hơn, tuy nhiên vẫn rất khó khăn để doanh nghiệp có thể đáp ứng và được hưởng hỗ trợ. Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn lãi suất 0% để trả lương cho người lao động, theo phản ánh của một số địa phương là do điều kiện cho vay quá phức tạp, mức vay thấp, thời hạn vay ngắn nên đa số người sử dụng lao động không mặn mà. Bên cạnh đó, có địa phương báo cáo do chưa chủ động được nguồn ngân sách nên còn phụ thuộc vào sự phân bổ của trung ương, trong khi ngân sách trung ương về chậm nên ảnh hưởng tiến độ chi trả, hỗ trợ các đối tượng. Ngoài ra, một số địa phương phản ánh, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không ban hành thông tư hướng dẫn Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg mà chỉ hướng dẫn thông qua bộ hỏi - đáp trên cổng thông tin điện tử, vì vậy không đủ cơ sở pháp lý để thực hiện. |