Là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp,ỗtrợphplchodoanhnghiệdư doan wap từ tháng 4-2015 đến nay, hoạt đọng hỗ trợ pháp lý cho các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn phát sinh những khó khăn cần có giải pháp tháo gỡ để tăng cường hiệu quả hoạt động. Lễ ra mắt Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Sở Tư pháp. Trong sản xuất, kinh doanh, nhu cầu được trợ giúp, tư vấn pháp luật là cần thiết; việc doanh nghiệp có nhiều kiến thức pháp luật giúp hoạt động đơn vị thêm dễ dàng, thuận lợi và an toàn. Ông Đồng Việt Phương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, cho biết: Trung tâm có chức năng tư vấn, hướng dẫn, giải đáp, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức có nhu cầu; thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp về lao động, thuế, hợp đồng; cung cấp các văn bản, thông tin pháp luật liên quan đến hoạt động doanh nghiệp để từ đó giúp doanh nghiệp trang bị thêm kiến thức pháp luật, tránh các vướng mắc phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Từ khi thành lập đến nay, trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật cho nhiều doanh nghiệp có nhu cầu; tham gia tư vấn việc ký kết hợp đồng, tư vấn thành lập doanh nghiệp cho cá nhân, tổ chức… 6 tháng đầu năm, trung tâm thụ lý và thực hiện tư vấn pháp luật cho 3 trường hợp; tham gia tư vấn, soạn thảo hợp đồng cho thuê đất dự án BOT Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 2, ký kết hợp đồng tư vấn pháp lý với Sở Tài nguyên và Môi trường đối với hợp đồng cho thuê đất các dự án BOT; tổ chức tập huấn triển khai pháp luật cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về những chính sách pháp luật mới để doanh nghiệp và cán bộ quản lý kịp thời cập nhật, nắm bắt, qua đó áp dụng, vận dụng vào quá trình hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị mình. Anh Trần Hoài Lâm, Giám đốc DNTN Minh Lâm, ở huyện Châu Thành, chia sẻ: “Vừa rồi, tôi có liên hệ để xin tư vấn về việc ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ với đối tác nước ngoài, được trung tâm hỗ trợ, tư vấn về thủ tục ký kết hợp đồng và những rủi ro có thể gặp phải nên tôi cũng an tâm thực hiện hợp đồng và đã ký kết thành công. Tôi nhận thấy, với các doanh nghiệp nhỏ hiện nay, việc được tạo điều kiện, hỗ trợ thêm về mặt pháp lý như thế là rất thiết thực”. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác hỗ trợ pháp lý đối với doanh nghiệp và hoạt động của trung tâm thời gian qua còn có những khó khăn, hạn chế nhất định. Thực tế cho thấy, các hình thức hỗ trợ pháp lý của trung tâm chưa thật sự đa dạng, chương trình tập huấn cho đội ngũ làm công tác pháp chế ở các cơ quan, doanh nghiệp vẫn còn khá ít, chưa kịp thời triển khai các văn bản, thủ tục pháp lý mới đến với doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp còn chưa biết đến hoạt động của trung tâm hoặc ngại liên hệ để thực hiện dịch vụ, đôi khi chỉ liên hệ tư vấn qua điện thoại nên làm ảnh hưởng đến nguồn thu của trung tâm. Theo ông Đồng Việt Phương, thời gian tới, đơn vị sẽ quan tâm và chủ động hơn trong việc nắm bắt, điều tra và khảo sát nhu cầu được hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp, qua đó tập trung vào những vướng mắc pháp lý thường xảy ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để có hình thức hỗ trợ phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng cho doanh nghiệp. Trung tâm cũng sẽ chú trọng hơn trong việc tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, tập huấn để tạo cơ hội giao lưu giữa doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và chuyên gia pháp luật nhằm tìm giải pháp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn. Kết hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền các quy định pháp luật về kinh doanh, từ đó tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, phòng chống rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp trong thời gian tới. Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO |