【ket qua anh a】Đầu năm 2016, giá điện sẽ hoàn toàn theo thị trường
Cảnh báo nguy cơ thiếu điện cận kề năm 2018
TheĐầunămgiáđiệnsẽhoàntoàntheothịtrườket qua anh ao báo cáo của Tiểu nhóm Công tác Điện và Năng lượng của Diễn đàn Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2015 (VBF2015), nhu cầu về năng lượng điện đã gia tăng hơn 10% mỗi năm ở các khu vực miền Nam của Việt Nam. Tuy nhiên, căn cứ vào kế hoạch phát triển điện của Việt Nam (“Quy hoạch điện VII điều chỉnh”)…cho thấy có những mối lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng tại Việt Nam có thể xảy ra từ năm 2018, do rất nhiều các dự án năng lượng điện bị trì hoãn.
Cùng quan điểm trên, ông Sigmund Stromme, Chủ tịch Phòng Thương mại Bắc Âu tại TP. Hồ Chí Minh (Nordcham) cho biết, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện tốt việc đảm bảo đủ năng lượng trong các năm 2014, 2015. Tuy nhiên các thành viên Nordcham khá lo ngại về triển vọng không chắc chắn của nguồn điện, đặc biệt là sau thông tin được đưa ra bởi cơ quan có thẩm quyền về tình trạng thiếu năng lượng dự kiến ở phía Nam của Việt Nam vào đầu năm 2015.
Trước những quan ngại của các nhà đầu tư về ngành điện của Việt Nam hiện nay như cung cấp điện chưa đảm bảo và thiếu chất lượng, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thừa nhận những tồn tại trên và nhấn mạnh những quan ngại trên của các tổ chức nước ngoài là chính đáng.
"Đây là những quan ngại chính đáng của DN. Lý do là hệ thống phân phối điện của Việt Nam nhiều nơi được xây dựng rất lâu, chất lượng không đảm bảo như trước, đang cần vốn đầu tư cải tạo nâng cấp", Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
Sẽ điều chỉnh để giá điện theo thị trường
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng thẳng thắn, thực tế, vào năm 2017, 2018, khả năng nguồn điện tại chỗ cung cấp điện cho phía Nam có thể thiếu. Vì vậy, ngoài việc đưa điện từ miền Bắc thông qua hệ thống đường dây 500KV, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành điện thực hiện 9 dự án cấp bách, trong đó chủ yếu là các dự án nguồn điện khu vực phía Nam để đảm bảo cung cấp điện vận hành trong năm 2017, 2018.
“Chúng tôi đang chỉ đạo ngành điện huy động vốn từ các nguồn để nâng cấp chất lượng các hệ thống điện, đảm bảo chất lượng điện cho các cơ sở tốt hơn…”, Bộ trưởng Hoàng cho biết.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng đề nghị các nhà tài trợ như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á…tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ ngành điện có vốn đầu tư để phát triển nguồn điện và hệ thống phân phối.
Liên quan đến việc xã hội hóa các khâu trong ngành điện, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, hiện nay Chính phủ đã có chính sách mong muốn các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia xây dựng các công trình phát điện.
Giải thích nguyên nhân một số công trình điện triển khai chậm, theo Bộ trưởng có hai lí do chủ yếu. Thứ nhất là do đàm phán cam kết và bảo lãnh của Chính phủ, với các dự án BOT về vấn đề ngoại hối, pháp lý… rất phức tạp nên mất thời gian trong quá trình đàm phán.
Thứ hai, một số nhà đầu tư khi được cấp phép đã mất nhiều thời gian để thu xếp tài chính. Có những dự án đã được cấp phép 5 năm rồi, nhưng đến nay vẫn chưa thu xếp được tài chính nên dẫn đến hiện tượng kéo dài dự án trong đầu tư ngành điện. "Hiện chúng tôi đang phối hợp chặt các nhà đầu tư và địa phương xử lý vướng mắc. Đồng thời sẽ cố gắng thu hút sự quan tâm, đầu tư của các nhà đầu tư vào xã hội hóa ngành điện", Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
Về lộ trình điều chỉnh giá điện, "quan điểm của Chính phủ Việt Nam đó là giá điện phải theo thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước. Giá thị trường là chi phí ngành điện và giá bán điện đáp ứng thu hồi vốn với lãi hợp lý. Còn về khía cạnh quản lý nhà nước, với hộ nghèo, Chính phủ có chủ trương hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, hiện nay chính phủ hỗ trợ 30Kw/tháng/hộ nghèo", Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng Hoàng cũng cam kết, theo lộ trình giá thị trường, đầu năm 2016 giá điện sẽ hoàn toàn theo thị trường. Hiện nay đến đầu năm 2016 sẽ tiếp tục có những điều chỉnh cần thiết để thực hiện đúng giá thị trường điện mà các nhà đầu tư đề nghị.
Về lộ trình bán lẻ điện, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: "Từ 2015 sẽ thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh cho đến năm 2020, bắt đầu từ 2021 sẽ bắt đầu thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh như nhiều nước trên thế giới. Với lộ trình này, ngành điện Việt Nam sẽ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân"./.
Khánh Linh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- Mua thuốc trực tuyến mang lại nhiều lợi ích, các tồn tại cần được hướng dẫn
- Dấu hiệu nhận biết sản phẩm Nature One Dairy chính hãng tại Việt Nam
- Thích đến mấy cũng không nên ăn quá nhiều 2 món này để tránh ung thư
- Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- Trời rét, liên tiếp 3 ca phải cắt bỏ "hạt ngọc" vì bị xoắn tinh hoàn
- Trông mặt mà bắt... “chuyện ấy”
- Đồng hồ thông minh
- Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- Có các dấu hiệu này, bạn cần đề phòng ung thư buồng trứng
- Chỉ đi bộ có giúp giảm cân?
- Vụ 15 học sinh nghi ngộ độc sau khi ăn sữa chua: Do "hiệu ứng đám đông"
- Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- Loại cá Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ giúp ngừa đột quỵ
- Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- DRH Clinic chuyển giao Mezo Pro, giải pháp trẻ hóa
- Kết quả nghiên cứu lâm sàng của Viên Khôi Tím Bavieco với người viêm loét dạ dày
- Các triệu chứng cảnh báo ung thư bàng quang giai đoạn cuối
- Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa thông tin vụ bé gái 7 tuổi tử vong bất thường