Tất cả xin phép Bộ Từ ngày 27-10-2015,kêuxem truc tiep bong da truc tuyen Thông tư 41/2015/TT-BTNMT ngày 9-9-2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chính thức có hiệu lực. Trong đó, quy định về định lượng trong việc xin giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (giấy phép) khiến DN bức xúc vì cho rằng thêm thủ tục cho DN. Theo phản ánh của các DN, trước đây, khi NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, các DN xin giấy phép tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi DN đặt nhà máy. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 41, Bộ Tài nguyên và Môi trường bắt buộc DN phải xin giấy phép tại Bộ nếu NK số lượng lớn, đồng thời buộc DN phải NK đúng chủng loại, khối lượng phế liệu ghi trong giấy phép. Nếu thay đổi về chủng loại hoặc tăng khối lượng phế liệu NK thì phải làm thủ tục xin cấp lại giấy xác nhận. Cụ thể, đối với phế liệu thép, nếu DN NK 5.000 tấn /năm trở lên thì giấy phép phải do Bộ cấp, với thời hạn chờ cấp phép là 40 ngày làm việc; đối với DN ngành giấy, quy định là 200 tấn phế liệu giấy/năm… Theo phân tích của các Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương và các DN với quy định như trên, tất cả hồ sơ NK phế liệu của DN đều phải xin phép Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bởi vì từ trước đến nay, hầu hết các DN sản xuất thép, sản xuất giấy… đều NK số lượng phế liệu rất lớn, lên đến hàng trăm ngàn tấn để làm nguyên nguyên liệu sản xuất, chẳng có DN nào trực tiếp sản xuất lại NK số lượng nguyên liệu dưới mức quy định như trên, nên theo Thông tư 41, sẽ không có trường hợp nào được cấp phép tại Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương, mà tất cả phải “chạy” ra Bộ. Đại diện Công ty Giấy Đức Thọ- Long An bức xúc, trước đến nay, DN xin cấp giấy phép và chịu sự kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Long An, nay theo quy định mới DN phải bay ra tận Hà Nội để nộp hồ sơ xin phép, chịu sự quản lý của Bộ… tốn kém thêm rất nhiều chi phí, và thời gian thực hiện theo quy định này chắc DN phải dẹp tiệm! Rút ngắn thời gian ký quỹ Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, để tránh tình trạng DN NK phế liệu sản xuất, kinh doanh chây ì, trốn tránh trách nhiệm xử lý khi bị phát hiện nhập phế liệu gây ô nhiễm môi trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38 quy định, từ ngày 15-6-2015, các DN NK phế liệu đều phải ký quỹ. Mức ký quỹ dao động từ 10 - 20% tổng giá trị lô hàng phế liệu NK. Theo DN, quy định này chưa hợp lý và đang tạo thêm gánh nặng chi phí cho DN, đặc biệt là các DN sản xuất trong ngành giấy, sắt thép và nhựa. Theo phản ánh của Công ty hóa chất Tân Phú Cường, quy định ký quỹ thực hiện trước 15 ngày, không những chôn vốn của DN mà còn làm phát sinh thêm chi phí NK hàng hóa của DN. Cụ thể, DN thực hiện hợp đồng đặt hàng tại các nước Đông Nam Á, thời gian hàng về cảng Việt Nam chỉ 3-4, ngày. Hàng về cảng sớm, nhưng do thời gian kí quỹ chưa đủ 15 ngày nên DN không được làm thủ tục thông quan hàng hóa, DN phát sinh thêm nhiều chi phí lưu kho, lưu bãi tại cảng. Trong khi đó, bình quân 1 tuần DN NK 1 lần, số lượng mỗi lần 4-8 container (1.000-2.000 tấn), do không có chỗ chứa hàng nên DN phải NK liên tục. Mỗi lần NK, DN phải thực hiện ký quỹ khoảng 1 tỷ đồng. Các cơ quan quản lý, như: Sở Tài nguyên và Mội trường, cơ quan Hải quan các địa phương cho rằng, mục đích của việc yêu cầu DN ký quỹ khi NK phế liệu không sai, nhưng phải linh hoạt, phù hợp với thực tế để tạo thuận lợi cho các DN. Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Long An cho rằng, trong Thông tư 41 quy định rõ DN phải có bản cam kết tái xuất nếu phế liệu NK không đạt yêu cầu. Vậy tại sao khi phế liệu đủ điều kiện NK lại bắt DN bỏ tiền ký quỹ, ảnh hưởng đến đồng vốn lưu thông của DN. Đại diện Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu cho rằng, trên thực tế quy định ký quỹ trước 15 ngày làm việc trước khi thông quan lô hàng đang làm phát sinh chi phí cho DN. Một số DN NK phế liệu chỉ 3-4 ngày hàng về cảng, tuy đã làm xong thủ tục, nhưng do việc ký quỹ chưa đủ 15 ngày theo quy định, cơ quan Hải quan không thể làm thủ tục thông quan cho DN. Như vậy, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ phải tới 18-19 ngày DN mới được thông quan lô hàng, tốn rất nhiều chi phí của DN về tiền lưu kho, lưu bãi hàng hóa tại cửa khẩu. “Việc ký quỹ với mục đích xử lý những lô hàng không đủ điều kiện NK. Trong khi đó, những lô hàng cơ quan giám định đã khẳng định đủ điều kiện thì phải xem xét hỗ trợ, tạo thuận lợi cho DN NK, không nên bắt DN phải đủ thời gian ký quỹ 15 ngày mới được làm thủ tục thông quan”- vị đại biểu này nhấn mạnh. Từ các vướng mắc phát sinh của DN, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, sẽ xem xét xử lý theo hướng, đối với những lô hàng đã được giám định đủ điều kiện có thể cho DN đưa hàng về kho bãi của mình bảo quản, tránh phát sinh thêm chi phí tại cảng. Phương án thứ 2, có thể rút ngắn thời gian DN phải ký quỹ trước khi NK, nhưng phương án này thuộc thẩm quyền của Chính phủ nên phải tổng hợp, báo cáo xin ý kiến… |