Mới đây,áohộiPhậtgiáonóivềngườixưngthầychùakhuấyđộngmạngxãhộtỷ số croatia hôm nay trên mạng xã hội lan truyền về hình ảnh của người tự xưng “Đại đức Thích Tâm Phúc” trong pháp phục tu hành, xuất hiện tại địa điểm có dấu hiệu ăn chơi và bị cơ quan công an kiểm tra, đưa về làm rõ. Những hình ảnh lan truyền này đã gây xôn xao trong dư luận.
Nguồn thông tin cho hay, hình ảnh nói trên là vụ việc xảy ra vào tối 22/7 khi Công an quận Gò Vấp kiểm tra hành chính một tụ điểm ăn uống hoạt động như mô hình quán bar trên địa bàn. Khi đó, công an đưa nhiều người về thẩm tra, trong đó có trường hợp ông Nguyễn Minh Phúc (SN 1983, ngụ huyện Củ Chi), là người tự xưng “Đại đức Thích Tâm Phúc” xôn xao trên mạng xã hội.
Qua test nhanh, ông Phúc âm tính với ma tuý và có giấy tờ tuỳ thân nên công an đã cho về.
Tuy nhiên, việc ông Phúc trong pháp phục tu hành có mặt tại một địa điểm như thế khiến nhiều người bức xúc.
Vài năm trở lại đây, ông Nguyễn Minh Phúc không còn xa lạ, khi xuất hiện trong nhiều clip trên các nền tảng mạng xã hội, tự xưng “Đại đức Thích Tâm Phúc”, là “trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung ương”, có những hành động, phát ngôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của Phật giáo.
Thượng toạ Thích Tâm Hải - Trưởng ban Thông tin - Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM xác nhận, liên quan đến trường hợp ông Nguyễn Minh Phúc, tự xưng "Đại đức Thích Tâm Phúc", Giáo hội và cơ quan chức năng đã nhiều lần lên tiếng.
Cụ thể, trong báo cáo của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Củ Chi có đề cập rõ, nơi tự xưng “chùa Hoằng Pháp Trung ương”, ở địa chỉ số 174/13A ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, chỉ là nhà ở, không phải cơ sở thờ tự tôn giáo.
Tại địa chỉ này trước đây từng đăng ký thành lập 6 doanh nghiệp do ông Nguyễn Minh Phúc làm người đại diện pháp luật. Nhưng do các doanh nghiệp không hoạt động nên Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đã quyết định thu hồi giấy phép.
Còn về ông Nguyễn Minh Phúc (SN 1983, đăng ký cư ngụ tại địa chỉ nói trên), tự nhận “Đại đức Thích Tâm Phúc” là giả dạng tu sĩ Phật giáo.
Các giấy tờ như chứng điệp thọ giới, giấy chứng nhận Tăng ni, quyết định bổ nhiệm trụ trì “chùa Hoằng Pháp Trung ương”… mang tên “Đại đức Thích Tâm Phúc” (tức Nguyễn Minh Phúc) được ghép, sao chụp ảnh chữ ký của lãnh đạo và khuôn dấu của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trên mạng xã hội, ông Nguyễn Minh Phúc còn quảng bá nhiều huân, huy chương, bằng khen của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ. Các cơ quan chức năng đã xác minh và khẳng định do ông Phúc tự làm giả.
“Ông Phúc được một số YouTuber, TikToker khai thác trên mạng xã hội liên tục trong nhiều năm qua, dù Giáo hội Phật giáo đã phản ánh, cùng với các hành vi làm giả giấy tờ. Nhiều tăng ni băn khoăn, không hiểu sao hiện tượng này cứ tồn tại lâu dài, các cơ quan chức năng cũng biết, nhưng không có giải pháp gì để chấm dứt. Nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ làm loạn thêm cho mạng xã hội, giống như một cách dung túng cho hành vi làm tổn thương, mỉa mai đối với tôn giáo”, Thượng toạ Thích Tâm Hải bày tỏ.
TP.HCM chỉ đạo công an làm rõ vụ 'thầy chùa' khuấy động mạng xã hộiPhó Chủ tịch UBND TP.HCM giao Công an thành phố cùng các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ về trường hợp ông Nguyễn Minh Phúc, người được biết đến là ''thầy chùa'' gây ồn ào mạng xã hội.