【đu doan bong da】Hòa bình cho Libya đang đến gần
Nội chiến dai dẳng ở Libya đã có tín hiệu tích cực bằng một thỏa thuận giữa các phe đối lập.
Quân đội quốc gia Libya ngừng bắn để đối thoại chính trị. Ảnh: REUTERS
Bà Stephanie Williams,đangđếngầđu doan bong da đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã hoan nghênh những “diễn biến tích cực” trong công tác đàm phán giữa các bên tham chiến ở Libya, diễn ra tại thành phố Hurghada của Ai Cập. Đồng thời bày tỏ hy vọng rằng các cuộc đàm phán sẽ kết thúc bằng “một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài” tại Libya.
Khác hơn những lần trước, các phái đoàn đàm phán Libya đã thiết lập được sự tin tưởng lẫn nhau trong cuộc đàm phán lần này. Cho nên hy vọng sẽ đạt được một giải pháp chính trị thay cho cuộc xung đột kéo dài, đồng thời nhấn mạnh việc can thiệp quân sự và phong tỏa các nguồn tài nguyên thiên nhiên không dẫn đến kết quả tích cực.
Đây là bước đi tiếp theo của thỏa thuận ngừng bắn giữa Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) và lực lượng ở miền Đông hay còn gọi là lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) đạt được hồi tháng 8 vừa qua. Bà Williams nêu rõ: “Không có gì còn lại cho người Libya ngoại trừ một giải pháp chính trị để giải quyết những bất đồng và chia rẽ. Hãy xây dựng một nhà nước dành cho tất cả mọi người”.
Hồi cuối tháng 9, tại Hurghada, thị trấn ven biển Bouznika của Maroc, các bên đối lập đã nỗ lực đàm phán và đã đạt được một thỏa thuận giải phóng tất cả các tù nhân và bảo vệ các cơ sở dầu khí của Libya, nhằm nối lại các hoạt động sản xuất và xuất khẩu mặt hàng chiến lược này. Hai bên đối địch ở Libya đã nhất trí về những tiêu chí, cơ chế và mục tiêu dành cho các vị trí quyền lực chủ chốt.
Tại cuộc gặp, nhà lãnh đạo Ai Cập đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng nền hòa bình và kích hoạt lộ trình hướng tới giải pháp chính trị toàn diện, đồng thời đánh giá cao nỗ lực của ông Saleh trong việc ủng hộ lộ trình chính trị, thống nhất các thể chế hành pháp và lập pháp ở Libya.
Tiếp sau đó, LHQ đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng hỗ trợ tiến trình đàm phán, đồng thời tôn trọng triệt để quyền chủ quyền của người dân Libya.
Mới đây, Tổng thống Libya Abdel-Fattah El-Sisi đã có cuộc gặp với Tư lệnh của LNA, tướng Khalifa Haftar và người đứng đầu nghị viện ở miền Đông Libya Aguila Saleh tại thủ đô Cairo, thảo luận về những diễn biến mới nhất ở đất nước Bắc Phi này đồng thời đã thống nhất một giải pháp ngừng bắn lâu dài.
Trong một động thái liên quan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ với GNA. Đồng thời khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục “đoàn kết toàn diện” và luôn sẵn sàng hỗ trợ GNA dưới mọi hình thức.
Từ năm 2014, tại Libya tồn tại hai chính quyền song song với sự hậu thuẫn của các lực lượng vũ trang riêng. GNA, kiểm soát thủ đô Tripoli, nhận được sự ủng hộ của LHQ, Qatar và các nhóm vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, lực lượng LNA hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông và được Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Nga và Ai Cập ủng hộ.
Việc các quốc gia bên ngoài đưa binh lính và vũ khí đến Libya đã châm ngòi cho các cuộc chiến ủy nhiệm đẫm máu ở quốc gia này, đồng thời phản ánh những chia rẽ và rạn nứt sâu sắc ngay cả trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Thực chất của sự can thiệp nước ngoài vào Libya là cuộc chiến tranh giành dầu mỏ. Bởi lẽ, mặc dù trữ lượng dầu mỏ của Libya chỉ đứng thứ 7 thế giới nhưng lợi thế về vị trí địa lý, chi phí khai thác thấp, chất lượng dầu thuộc tốp đầu thế giới nên là miếng mồi béo bở thu hút nhiều quốc gia dòm ngó và ham muốn can dự để chia phần.
Từ đó, các cuộc nội chiến đẫm máu ở Libya diễn ra triền miên làm hàng nghìn người thương vong và hơn 16.000 người Libya đã phải rời bỏ nhà cửa trong các cuộc đụng độ giữa GNA và LNA. Mãi cho đến ngày 21-8 vừa qua hai bên mới tuyên bố ngừng bắn trên cả nước và một tín hiệu hòa bình thật sự đang trở thành hiện thực tại cuộc đàm phán gần đây ở Ai Cập.
HN tổng hợp