【soi kèo uefa nations league】Đề xuất mô hình kinh tế mới cho Việt Nam giai đoạn 2021

Đây là một trong những kiến nghị nêu trong báo cáo "Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045”- báo cáo chung do Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam công bố ngày 20/3. Báo cáo nhằm tìm ra một mô hình tăng trưởng kinh tế mới để giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế chất lượng cao trong giai đoạn 2021-2030.

Báo cáo được thực hiện với sự tài trợ của Chính phủ Australia,ĐềxuấtmôhìnhkinhtếmớichoViệtNamgiaiđoạsoi kèo uefa nations league đã đề xuất mô hình kinh tế mới cho Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030 chú trọng vào 3 lĩnh vực đột phá: thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tinh thần doanh nhân, phát triển nguồn vốn con người, và xây dựng thể chế hiện đại.

Theo ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam, hành trình Việt Nam trở thành một nền kinh tế có thu nhập cao chỉ mới bắt đầu và những thành tựu trong 30 năm qua không đảm bảo cho sự thành công trong tương lai. Việc điều chỉnh, thay đổi mô hình tăng trưởng mang tính cấp thiết nếu Việt Nam mong muốn trở thành nước có thu nhập trung bình cao thành công vào năm 2030 và là nước có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được khát vọng này, nền kinh tế cần hoạt động hiệu quả và bền vững trong suốt hơn 25 năm tới, tăng trưởng trung bình ít nhất phải bằng mức trong 30 năm qua.

Các chuyên gia cho rằng, nếu Việt Nam muốn tránh được bẫy thu nhập trung bình thì phải duy trì được mức tăng trưởng từ 7,0 đến 7,5% hàng năm trong giai đoạn 2021-2030, cao hơn so với mức trung bình 6,3% trong 10 năm vừa qua.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình tăng trưởng thâm dụng lao động, dựa trên xuất khẩu mà Việt Nam đã theo đuổi giai đoạn 2011-2020 đã trở nên lỗi thời trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và các yếu tố mới khác như các chuỗi giá trị toàn cầu đã phát triển gần hoàn thiện, tình trạng thoát công nghiệp hóa sớm và ngành dịch vụ ngày càng có vai trò lớn hơn.

Trong nước, Việt Nam đang phải đối mặt với những trở lực mang tính cấu trúc đang gia tăng, bao gồm dân số già hóa nhanh, tác động của tích lũy nhân tố giảm, cũng như chi phí môi trường ngày càng lớn trong quá trình phát triển. Trên thế giới, Việt Nam sẽ phải lựa chọn hướng đi trong một bối cảnh đang thay đổi, những chuyển đổi về mô hình thương mại và đầu tư toàn cầu sẽ ít thuận lợi hơn cho sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là cơ hội đang được định hình, vừa tạo ra những rủi ro mới.

“Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ đột phá mang đến cả thách thức và cơ hội, đó là đổi mới 4.0”, ông Ousmane Dione nhấn mạnh.

Theo ông Ousmane Dione, để giảm nhẹ các rủi ro này và tận dụng triệt để cơ hội mới, Việt Nam cần đẩy nhanh cải cách tập trung nâng cao năng suất và đổi mới sáng tạo, coi đây là những động lực tăng trưởng chủ yếu trong thập kỷ tới. Việt Nam sẽ phải thực hiện các bước loại bỏ các nút thắt đang cản trở đầu tư tư nhân, tăng cường năng lực cho các thể chế công, cũng như đầu tư vào những kỹ năng mà lực lượng lao động cần có trong thế kỷ 21.

Mai Lâm