【soi kèo bóng đá hom nay】VAFI đề xuất đưa dần lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm

时间:2025-01-10 07:43:57 来源:88Point
Lãi suất sẽ điều chỉnh tùy theo thị trường và từng ngân hàng
Khó có khả năng xuất hiện lạm phát do cung tiền
Một lượng tiền đồng lớn sẽ được bơm ra thị trường
4354-lai-suat1
Nhiều ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất huy động. Ảnh: Internet

Có tiền đề vững chắc để lãi suất về 0%

Ngày 22/6, VAFI đã có văn bản kiến nghị lên các cơ quan Nhà nước về đề xuất hạ dần lãi suất tiền gửi VND về mức 0%/năm.

VAFI cho rằng, hiện nay các nước ở châu Âu, châu Mỹ đều có mức lãi suất tiền gửi nội tệ, ngoại tệ 0%/năm, thậm chí một số nước còn duy trì lãi suất âm (thu phí tiền gửi) nhằm bảo đảm lãi suất cho vay cực thấp (2-5% tùy thuộc đối tượng vay và thời hạn vay). Các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore cũng đang có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cho đồng nội tệ ở mức 0%, lãi suất tiền gửi dài hạn trong khoảng từ 0,2%-0,7%/năm.

Vì thế, VAFI nhìn nhận, tiền gửi VND cho kỳ hạn ngắn hạn và trung hạn đang ở mức từ 3,5-6,2%/năm như tại Việt Nam là rất cao so với các nước nói trên, dẫn đến lãi suất cho vay cũng cao hơn, trở thành bất lợi lớn cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như đông đảo người tiêu dùng thuộc đối tượng thu nhập thấp và trung bình.

Theo VAFI, nền kinh tế Việt Nam đã có những tiền đề vững chắc như các nước trong khu vực để có thể thực hiện đưa dần lãi suất tiền gửi về 0%/năm như: Chính trị ổn định; nền kinh tế đã, đang và tiếp tục phát triển với tốc độ cao hơn nhiều nước; đã ở vị thế là quốc gia xuất siêu, có lượng kiều hối lớn nên sẽ thu về số lượng lớn USD.

Hơn nữa, dự trữ ngoại tệ tại NHNN tiếp tục tăng mạnh; thị trường chứng khoán, trái phiếu cũng phát triển nhanh và đang từng bước thu hút các nhà đầu tư cá nhân tham gia; hệ thống ngân hàng nội địa đã vững mạnh hơn trước rất nhiều…

Vì thế, VAFI đề xuất một số giải pháp để đưa dần lãi suất tiền gửi về mức 0%/năm. Trong đó, điều kiện tiên quyết là phải hạn chế mạnh dòng tiền đầu cơ chảy vào thị trường bất động sản, đồng thời kiểm soát để không cho tăng giá đất, áp dụng thu thuế tài sản lũy tiến từ căn nhà thứ hai trở đi với phương châm ban đầu có thể ở mức thấp đủ để ngăn ngừa dòng tiền đầu cơ, sau đó tăng dần như thông lệ các nước.

Ngoài ra, tổ chức này cũng đề nghị cần hướng mạnh dòng tiền nhàn rỗi chảy mạnh vào thị trường trái phiếu với lãi suất huy động thấp, ở mức dưới 2%/năm; Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần ban hành chính sách thu phí tiền gửi ngoại tệ ở một mức nhất định nhằm đảm bảo chính sách tỷ giá…

Nắn dòng tiền đầu tư

Tại Việt Nam, có 5 kênh đầu tư chính được Nhà nước công nhận và bảo vệ mà người dân hay phân bổ vốn vào gồm: bất động sản, chứng khoán, tiết kiệm, trái phiếu và vàng. Trong đó, với đại đa số người dân, kênh gửi tiết kiệm tại ngân hàng luôn được xem là an toàn nhất mà vẫn sinh lời tốt.

Tuy nhiên, trước tác động của đại dịch Covid-19, mặt bằng lãi suất thấp thì dòng tiền cũng đã tìm đến các kênh đầu tư khác nhiều hơn. Theo NHNN, tính đến cuối tháng 4, tiền gửi của dân cư tăng 2,34% so với đầu năm, ở mức gần 5,3 triệu tỷ đồng. Con số này thấp hơn mức 3,37% của cùng kỳ năm 2020. Đây là năm thứ tư liên tiếp, tốc độ tăng trưởng tiền gửi chậm lại.

Hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đang tiếp tục giảm so với cuối năm 2020. Trên thị trường, các ngân hàng thường công bố lãi suất ở mức 2,9-4%/năm với kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng, 3,5-5,3%/năm với kỳ hạn 6-dưới 12 tháng, 4,6- 6,5%/năm với kỳ hạn 12-13 tháng. Nếu người gửi tiền muốn đạt được lãi suất cao lên tới 7-8% thì phải chấp nhận nhiều điều kiện như số tiền gửi lớn lên tới hàng trăm tỷ đồng, gửi kỳ hạn dài trên 13 tháng.

Nhưng về lý thuyết, lãi suất thực tế được tính bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Nên với chỉ số lạm phát tháng 5/2021 của Việt Nam ở mức 2,9%, nếu lãi suất tiền gửi về 0% như đề xuất của VAFI thì có nghĩa là người gửi tiền phải chịu mức lãi suất âm.

TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính) cho rằng, lãi suất huy động ở mức thấp dẫn đến tác dụng phụ là dòng tiền chảy sang một số lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán… Tuy nhiên, dòng tiền đổ vào chứng khoán sẽ giúp các doanh nghiệp có thể huy động vốn từ thị trường chứng khoán, qua đó giảm gánh nặng cho các ngân hàng trong việc cung ứng vốn. Hơn nữa, tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt Nam đã ở mức cao, khiến tín dụng vào các ngành sản xuất, xuất khẩu sẽ bị hạn chế hơn.

Cũng về vấn đề này, theo chuyên gia kinh tế TS. Lê Xuân Nghĩa, lạm phát đã tăng mạnh ở nhiều quốc gia dẫn đến xu hướng thắt chặt dần chính sách tiền tệ. Thực tế từ đầu năm đến nay, ngân hàng trung ương của một số quốc gia đã tăng lãi suất cơ bản hoặc thu hẹp dần các gói nới lỏng, hỗ trợ kinh tế. Nhưng tại Việt Nam, lạm phát năm nay vẫn chưa đáng lo ngại, vẫn chỉ dưới 4%, cộng thêm việc nhiều ngành kinh tế chưa phục hồi thì lãi suất sẽ không tăng mà thậm chí còn có cơ hội giảm thêm nữa.

Từ những vấn đề nêu trên, các chuyên gia nhận định, dòng tiền của người dân không thể được quản lý bằng các biện pháp hành chính, mà cần có định hướng để nắn dòng tiền tới những lĩnh vực có tính lan tỏa cao, bằng cách phối hợp nhịp nhàng hơn nữa chính sách tài khóa và tiền tệ. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cần phổ cập kiến thức tài chính, nhất là đầu tư cá nhân để tìm được kênh đầu tư sinh lời phù hợp.

推荐内容