BP - Bộ GD-ĐT vừa cho biết,ọcsinhTHPTsẽđượchọcmocircnMỹthuậtnhưkết quả tỷ số cúp liên đoàn anh thời gian bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu ở mỗi cấp học và áp dụng trên toàn quốc, bắt đầu từ năm học 2019-2020. Cụ thể, đối với cấp tiểu học từ năm học 2019-2020, đối với cấp THCS từ năm học 2020-2021 và cấp THPT từ năm học 2021-2022. Lộ trình cụ thể đối với từng cấp học, lớp học như sau: Năm học 2019-2020 triển khai ở lớp 1; Năm học 2020-2021: lớp 2 và lớp 6; Năm học 2021-2022: lớp 3, lớp 7 và lớp 10; Năm học 2022-2023: lớp 4, lớp 8 và lớp 11; Năm học 2023-2024: lớp 5, lớp 9 và lớp 12. Một trong những điểm nổi bật của chương trình giáo dục phổ thông mới là nhằm bồi dưỡng, phát triển năng lực thẩm mỹ ở học sinh, môn học Giáo dục thẩm mỹ sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc THPT. Nội dung đặc thù của môn học này sẽ được đưa vào giảng dạy ở bậc THPT, gồm: Quan sát và nhận thức thẩm mỹ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mỹ, phân tích và đánh giá thẩm mỹ; giáo dục ý thức kế thừa, phát huy văn hóa nghệ thuật dân tộc phù hợp với sự phát triển và biến đổi của thời đại. Điểm mới nổi bật này nhận được sự quan tâm của các trường, thầy cô giáo, xã hội. Bởi Mỹ thuật là môn học thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác, hướng tới bồi dưỡng, hình thành, phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh. Đây là thành tố góp phần đáp ứng mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII quy định: “Phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ...”. Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đã để trống một khoảng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động dạy - học Mỹ thuật ở cấp THPT. Điều này hạn chế tính liên thông giữa các cấp học trong bậc học, giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp ở bậc học cao hơn, cũng như hạn chế khả năng đáp ứng nguồn nhân lực lao động gắn với mỹ thuật trong thực tiễn đời sống. Do đó, việc đưa mỹ thuật vào dạy - học ở cấp THPT là góp phần lấp khoảng trống về giáo dục thẩm mỹ, cũng như khắc phục những hạn chế nêu trên. Hơn nữa, học sinh THPT là đối tượng đang trong thời kỳ phát triển hoàn thiện về thể chất và nhân cách, có nhu cầu tìm hiểu về lý tưởng, các giá trị xã hội; có ý thức định hình quan điểm, nhận thức về cái tôi. Bởi vậy, giáo dục thẩm mỹ nói chung, giáo dục thẩm mỹ thông qua mỹ thuật trong giai đoạn này sẽ giúp các em định hướng nhận thức về quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực; đồng thời qua đó hình thành thị hiếu thẩm mỹ phù hợp với truyền thống văn hóa, nghệ thuật dân tộc và thời đại. Và điều quan trọng hơn là qua giáo dục thẩm mỹ sẽ đặt ra cho các em vấn đề tự khẳng định mình trong cuộc sống và nghề nghiệp, để từ đó các em lựa chọn con đường tiếp theo phù hợp với sở thích, thiên hướng mỹ thuật, tham gia đời sống xã hội một cách thiết thực và hiệu quả. Tuy nhiên, ngay sau khi nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới được công bố, trong dư luận xã hội, nhất là các thầy, cô giáo và bậc phụ huynh đã chỉ ra những trở ngại, khó khăn, bất cập,... đó là đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất để thực hiện việc dạy và học môn này; chương trình, nội dung của môn học này như thế nào thì vẫn đang là ẩn số... Việc đưa Mỹ thuật vào dạy và học ở cấp THPT là đáp ứng nhu cầu, sự mong mỏi của toàn xã hội, nhưng chỉ khi nào những rào cản nêu trên được khắc phục thì môn học này mới thực sự mang lại hiệu quả. Kim Ngọc (Đồng Xoài) |