【du doan bing da】Cần định lượng tối đa khi đánh giá nguồn lực tài chính của các chính sách mới

时间:2025-01-10 02:00:16 来源:88Point

can dinh luong toi da khi danh gia nguon luc tai chinh cua cac chinh sach moi

Quang cảnh hội thảo.

4 đối tượng chịu tác động

Theầnđịnhlượngtốiđakhiđánhgiánguồnlựctàichínhcủacácchínhsáchmớdu doan bing dao bà Hồ Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016. Một trong những điểm mới căn bản của luật là việc bổ sung quy trình hoạch định, phân tích chính sách trước khi soạn thảo VBQPPL theo hướng tách bạch với quy trình soạn thảo văn bản để áp dụng đối với luật, pháp lệnh và một số nghị quyết, nghị định...

Để thực hiện quy trình đó, luật quy định: Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách khi đề nghị xây dựng VBQPPL. Theo đó, Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về nguồn tài chính để thực thi chính sách khi VBQPPL được trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Tuy nhiên, theo bà Hằng, mặc dù luật đã có hiệu lực thi hành hơn 1 năm nhưng hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc cho ý kiến đánh giá về nguồn lực tài chính, cũng như chưa có hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các tiêu chí, phương pháp cụ thể, nên việc cho ý kiến đánh giá của Bộ Tài chính về nguồn lực tài chính để thực thi chính sách khi VBQPPL do các bộ, ngành chủ trì soạn thảo vẫn còn định tính, chưa thực sự mang tính khách quan, khoa học.

Do đó, Bộ Tài chính đã đưa ra các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá, cho ý kiến về nguồn lực tài chính đối với chính sách có phát sinh kinh phí khi triển khai thi hành. Theo đó, có 4 đối tượng chịu sự tác động là cá nhân; doanh nghiệp/tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ; cơ quan nhà nước và các chủ thể khác.

Ví dụ, đối với đối tượng là doanh nghiệp/tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ, việc điều chỉnh chính sách của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể làm tăng/giảm mức thuế, phí, lệ phí mà doanh nghiệp phải nộp hoặc tăng/giảm các khoản đóng góp của doanh nghiệp cho các quỹ. Do đó, theo Bộ Tài chính, việc đánh giá cần lượng hóa thành những con số cụ thể, qua đó có sự so sánh với trường hợp giữ nguyên chính sách hiện hành (không điều chỉnh chính sách) và so sánh với các chính sách khác có tính chất tương đồng khi chính sách mới được ban hành...

Hướng đến giá trị thực tiễn

Phát biểu tại hội thảo, đại diện đến từ một số bộ, ngành đánh giá cao sáng kiến của Bộ Tài chính trong việc xây dựng bộ tiêu chí này và cho rằng, hiện nay chưa có bộ tiêu chí nào đánh giá nguồn lực tài chính trong xây dựng VBQPPL. Trên thực tế, nhiều luật khi ban hành có những quy định liên quan đến nguồn tài chính, ví dụ như các quỹ tài chính, tuy nhiên khi vào cuộc sống lại khó thực hiện vì không hướng dẫn cụ thể huy động từ nguồn nào, trong khi không thể huy động từ nguồn ngân sách nhà nước.

Theo bà Bùi Thu Hằng, Trưởng phòng, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp, Bộ tiêu chí đã đưa ra được những tiêu chí tác động trực tiếp đến các cá nhân, cơ quan nhà nước như tác động đến các khoản phải nộp ngoài ngân sách, chi phí bắt buộc để tuân thủ chính sách, tác động đến mức chi trả cá nhân, thu nhập gia đình là đúng với yêu cầu cần phải xin ý kiến Bộ Tài chính về việc sử dụng nguồn lực tài chính.

Kết quả nghiên cứu để xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá việc sử dụng nguồn lực tài chính có giá trị thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây dựng pháp luật nói chung và cho việc lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nói riêng.

Việc chuẩn hóa báo cáo của Bộ Tài chính về việc sử dụng nguồn lực tài chính thể hiện được vai trò và trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc kiểm soát ngân sách nhà nước sử dụng cho việc chi tiêu công và các vấn đề liên quan đến an sinh, xã hội, là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền xem xét liệu có cần thiết phải xây dựng chính sách hay không.

Bà Lê Thị Thiều Hoa, Trưởng ban, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp nhấn mạnh sự cần thiết của việc lượng hóa tối đa các tác động tài chính khi đưa ra một chính sách nào đó. Ví dụ như việc đổi đầu số điện thoại vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phản ánh có DN mất tới 7 tỷ đồng chỉ để thay đổi bao bì, danh thiếp. Hay chính sách lắp bình cứu hỏa trên xe ô tô sẽ “tốn” của người dân mất bao nhiêu tiền mỗi năm,... Tất cả những điều này cần phải được lường trước khi dự thảo chính sách.

Dĩ nhiên, theo bà Hoa, có những chi phí bỏ ra khó được lượng hóa thành tiền hoặc có những tiêu chí còn quá mới khó định lượng thì vẫn phải được nhận diện và đánh giá bằng phương pháp định tính.

Ở khía cạnh khái quát, bà Đoàn Thị Tố Uyên, Phó Trưởng khoa, Đại học Luật Hà Nội nhấn mạnh việc xây dựng Bộ tiêu chí cần vạch ra cụ thể “tên tuổi” của tiêu chí; phải hợp đảm bảo tính hợp hiến hợp pháp thông qua việc rà soát, tìm kiếm căn cứ từ những văn bản pháp luật; phải đảm bảo thống nhất đồng bộ với các văn bản khác,...

Một số ý kiến khác đề xuất một số tiêu chí để Bộ Tài chính xem xét, cân nhắc trong quá trình xây dựng Bộ tiêu chí, như: Tiêu chí về sự phù hợp của việc sử dụng nguồn ngân sách do Nhà nước cấp để thực hiện chính sách; tiêu chí về tính thống nhất, tính đồng bộ của việc sử dụng nguồn ngân sách trong chính sách trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan; tiêu chí về tính hiệu quả của việc sử dụng ngân sách; tiêu chí về tính ổn định của nguồn ngân sách bảo đảm cho việc thực hiện chính sách; tiêu chí về tính khả thi của nguồn lực tài chính...

Những ý kiến tại buổi hội thảo sẽ được Bộ Tài chính ghi nhận tổng hợp để hoàn thiện dự thảo để tiếp tục xin ý kiến trước khi ban hành vào thời gian tới.

推荐内容