当前位置:首页 > Thể thao

【bd nha】Chung sức chống dịch

Trong công tác phòng,ứcchốngdịbd nha chống dịch Covid-19 của tỉnh thời gian qua, Mặt trận và đoàn thể các cấp đã thể hiện tốt vai trò và sự đóng góp không nhỏ. Đáng chú ý là các đơn vị đã thực hiện nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả, ý nghĩa góp phần phòng, chống dịch và chăm lo đời sống người dân.

Mô hình “Gian hàng 0 đồng” do Mặt trận xã Long Bình phối hợp với các đoàn thể xã tổ chức.

Làm kính chắn giọt bắn cho lực lượng chống dịch

Mô hình “Tổ làm kính chắn giọt bắn - hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường IV, thành phố Vị Thanh, ra mắt và đi vào hoạt động vào giữa tháng 7 với 9 thành viên do chị Trần Thị Thùy Linh, Chủ tịch Hội LHPN phường, làm tổ trưởng. Các chị tranh thủ ngày nghỉ để làm tặng cho cán bộ phụ trách bộ phận một cửa của phường, lực lượng trực chốt ở chợ, hội viên và các tiểu thương đang kinh doanh. Bên cạnh đó, số kính làm ra còn gửi về Hội LHPN thành phố để tặng cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch trên địa bàn.

Chị Trần Thị Thùy Linh cho biết: “Hoạt động của tổ nhằm tạo ra sản phẩm góp phần bảo vệ an toàn cho lực lượng tham gia phòng, chống dịch. Kinh phí mua vật liệu do Hội LHPN thành phố hỗ trợ một phần, số còn lại do Hội LHPN phường đóng góp. Tính đến nay, tổ đã làm ra được hơn 700 cái kính chắn giọt bắn, tới đây sẽ tiếp tục làm theo nhu cầu thực tế”.

Chị Lê Thị Tiền, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu vực 7, thường tranh thủ giờ nghỉ trưa hay ngày nghỉ cuối tuần để cùng chị em trong tổ làm kính chắn giọt bắn. “Công sức chúng tôi bỏ ra không là gì so với lực lượng tham gia phòng, chống dịch. Chúng tôi hy vọng những chiếc kính sẽ bảo vệ an toàn cho các anh khi làm nhiệm vụ, nó như món quà, một lời động viên của hậu phương dành cho tiền tuyến, chị Tiền chia sẻ.

Đáng chú ý là Hội LHPN phường IV còn hướng dẫn kỹ thuật cho hội viên và chị em phụ nữ trên địa bàn phường làm kính chắn giọt bắn để bảo vệ bản thân và gia đình trước đại dịch nguy hiểm.

Nhận thấy sự cần thiết của các kính chắn giọt bắn nên hội LHPN các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã thành lập 62 tổ làm kính. Tính đến nay, các tổ này đã tặng hơn 5.700 kính chắn giọt bắn cho người dân và lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Hiệu quả tuyên truyền lưu động

Bí thư Huyện đoàn Vị Thủy Phạm Văn Giàu thông tin đoàn cơ sở các xã, thị trấn trên địa bàn đã và đang tích cực triển khai mô hình “Xe lưu động tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19”. Qua đó, góp phần quan trọng giúp người dân nhận thức đầy đủ về sự nguy hiểm của dịch, đồng thời có hành động, ứng xử phù hợp để không chủ quan cũng như không hoang mang trước đại dịch.

Thời gian gần đây, người dân ở xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy đã quen thuộc với hình ảnh những chiếc xe gắn máy có gắn loa di động len lỏi trên các tuyến đường để phát loa tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh trong công tác phòng, chống dịch, cũng như tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm thông điệp “5K: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”, luôn đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, thường xuyên rửa sạch tay, vệ sinh nhà cửa và môi trường sạch sẽ, thoáng mát…

Trực tiếp tham gia tuyên truyền bằng hình thức này, anh Võ Hoàng Âu, Bí thư Xã đoàn Vĩnh Tường, thường đậu xe tại một điểm phát xong hết nội dung tuyên truyền, rồi sau đó chạy cách vài trăm mét thì dừng và phát lại. Làm như vậy để tất cả người dân trong ấp đều được nghe các nội dung về phòng, chống dịch. Chiếc loa nhỏ nhưng âm thanh phát ra có thể tác động đến mọi người xung quanh ở cách xa hàng trăm mét. Khi loa được bật lên, mọi người có thể nghe rõ ràng nội dung, mang lại hiệu quả rất cao trong tuyên truyền.

Anh Âu cho biết: “Ưu thế của hình thức tuyên truyền này là xe gắn máy có thể len lỏi tuyên truyền cho người dân những vùng nông thôn của xã. Bà con khi đang làm việc trong nhà hay ở ngoài ruộng đều có thể nghe nội dung tuyên truyền. Đoàn thanh niên của xã có 3 xe tuyên truyền theo hình thức này, hàng tuần tổ chức 2-3 lần tuyên truyền tại các ấp. Đặc biệt là nếu tỉnh, huyện, xã có văn bản chỉ đạo đột xuất về công tác phòng, chống dịch thì chúng tôi sẽ thu âm và tổ chức tuyên truyền kịp thời để người dân nắm rõ”.

Bà Trần Thị Thu Hà, ở xã Vĩnh Tường, chia sẻ: “Đang giữ cháu hay làm việc nhà đều có thể nghe rõ loa phát thanh tuyên truyền. Qua đó, tôi và người thân biết được dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp và người dân đừng đi ra ngoài nếu không có việc cần thiết. Tôi thấy việc tuyên truyền bằng xe gắn máy lưu động rất hiệu quả, tiện lợi, vì có thể đi đến những nơi điều kiện giao thông còn khó khăn”.

Tương tự, người dân ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Châu Thành A đã rất quen thuộc với tiếng loa tuyên truyền của các đội tuyên truyền lưu động (sử dụng xe máy, loa di động) về phòng, chống dịch Covid-19. Theo Huyện ủy Châu Thành A, mô hình tuyên truyền lưu động này đã được nhiều tổ chức đoàn thể như: đoàn thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội LHPN các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đồng loạt thực hiện. Hình thức tuyên truyền này đã phát huy hiệu quả rất tích cực, góp phần phổ biến nhanh chóng, kịp thời các văn bản mới nhất của các cấp, các ngành về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Chăm lo cho dân nghèo là trách nhiệm

Trong khi cả hệ thống chính trị trong tỉnh dành nhiều sự quan tâm, chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì Mặt trận và đoàn thể các cấp đã để lại dấu ấn đẹp bằng những mô hình ý nghĩa.

Gia đình ông Trần Văn Đông, ở ấp Bình Lợi, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, có cuộc sống rất khó khăn do không có đất đai canh tác, cuộc sống chủ yếu dựa vào số tiền làm thuê của người con trai út, nhưng do dịch nên việc làm thuê cũng tạm dừng. Đang lúc khó khăn, túng thiếu, ông Đông nhận được phiếu tham gia mô hình “Gian hàng 0 đồng” do Mặt trận xã phối hợp với các đoàn thể tổ chức. Tại đây, ông được tặng mì tôm, hột vịt, các nhu yếu phẩm… trị giá hơn 150.000 đồng. “Những thứ này giúp gia đình tôi vơi đi phần nào nỗi lo mưu sinh trong vài ngày tới”, ông Đông chia sẻ.

Người nhận vui một thì ông Mai Văn Sĩ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Long Bình vui mười, vì đã san sẻ, giảm bớt khó khăn cho những người nghèo. Để tổ chức được hoạt động có ý nghĩa này, ông Sĩ đã cùng với cán bộ đoàn thể xã đi vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm đóng góp kinh phí thực hiện. “Rất đáng quý khi nhiều người sẵn sàng hỗ trợ tiền, rau, củ, quả và nhu yếu phẩm để chúng tôi tổ chức “Gian hàng 0 đồng”. Tới đây, chúng tôi tích cực vận động xã hội hóa để duy trì hoạt động ý nghĩa này”, ông Sĩ nói.

Không riêng xã Long Bình, mô hình “Gian hàng 0 đồng”, “Phiên chợ 0 đồng” đã được Mặt trận phối hợp với đoàn thể tổ chức ở nhiều nơi nhằm hỗ trợ, chăm lo cho người dân. Bên cạnh đó, các đơn vị còn vận động rau, củ, quả, nhu yếu phẩm phục vụ nấu ăn cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch; đảm nhận việc mua giùm thực phẩm, đồ dùng thiết yếu từ bên ngoài cho người dân tại các khu vực cách ly; vận động quần áo cũ tặng cho dân nghèo...

Qua đó cho thấy các đơn vị đã thể hiện tốt vai trò chăm lo vật chất, động viên tinh thần người dân trong khốn khó; đồng thời đã và đang trở thành “cánh tay đắc lực” giúp cho cấp ủy, chính quyền thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền phòng, chống dịch…

Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN

分享到: