【link xem mu】Điều tiết NSNN: Rất cần sự sẻ chia của các địa phương lớn
Tuy nhiên,ĐiềutiếtNSNNRấtcầnsựsẻchiacủacácđịaphươnglớlink xem mu trong bối cảnh ngân sách trung ương khó khăn như hiện nay, rất cần có sự sẻ chia từ các địa phương lớn”, ông Vũ Đức Hội, Phó Vụ trưởng Vụ NSNN (Bộ Tài chính) đã nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.
* PV: Thưa ông, tại sao trong mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, chúng ta phải tính lại tỷ lệ điều tiết NSNN và định hướng tỷ lệ điều tiết ngân sách địa phương (NSĐP) về ngân sách trung ương (NSTW) trong giai đoạn tới (2017 - 2020) lại tăng so với trước?
- Ông Vũ Đức Hội:Theo quy định của Luật NSNN, mỗi cấp ngân sách được giao một số nhiệm vụ thu, chi nhất định phù hợp với phân cấp kinh tế, quản lý kinh tế xã hội. Trong thu NSNN, có những khoản thu NSTW, NSĐP được hưởng 100% và có những khoản thu phân chia giữa trung ương và địa phương.
Khi nói đến tỷ lệ điều tiết là nói đến tỷ lệ phân chia các khoản thu thuộc nhóm thứ ba, tức là các khoản thu phân chia xác định giữa trung ương và địa phương đã được xác định trong Luật NSNN.
Vậy, khi phân chia, thông thường căn cứ vào hệ thống định mức phân bổ ngân sách, chi đầu tư, chi thường xuyên. Định mức phân bổ ngân sách do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách phải xác định nhu cầu chi của một địa phương và so sánh nhu cầu đó với dự toán thu trên địa bàn. Nếu như nhu cầu chi đó nhỏ hơn dự toán thu phát sinh trên địa bàn (bao gồm: khoản thu NSĐP được hưởng 100% và khoản thu phân chia, không bao gồm khoản thu trung ương hưởng 100%), thì phải điều tiết về NSTW. Ngược lại, nếu như nhu cầu chi lớn hơn và dự toán thu không đảm bảo được nhiệm vụ chi thì phải có bổ sung cân đối.
|
Trường hợp nhu cầu chi nhỏ hơn, phải có điều tiết chia lại, khi đó phần thu NSĐP 100% địa phương vẫn hưởng; nhưng phần phân chia giữa trung ương và địa phương phải đảm bảo rằng tổng nhu cầu chi bằng với số thu có điều tiết.
Theo quy định của Hiến pháp, NSNN của chúng ta thống nhất từ trung ương đến địa phương, trong đó NSTW giữ vai trò chủ đạo. Để cụ thể hóa nguyên tắc hiến định này, Luật NSNN quy định, sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách thì NSĐP phải tăng khả năng tự cân đối, giảm số bổ sung cân đối từ NSTW và giảm dần tỷ lệ điều tiết của NSĐP, tăng tỷ lệ điều tiết về NSTW.
Trên thực tế, cân đối NSNN trong mấy thời kỳ ổn định vừa qua cũng cơ bản đạt được mục tiêu này. Cụ thể: giai đoạn 2007 - 2010 có 11 địa phương, 2011 - 2016 có 13 địa phương, 2016 - 2020 có 16 địa phương điều tiết về NSTW. Như vậy, số địa phương có tỷ lệ điều tiết về NSTW ngày càng tăng. Bên cạnh đó, phần lớn các địa phương vẫn nhận bổ sung cân đối từ NSTW (47/63 địa phương).
Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh với những đặc điểm địa lý, quy mô dân số khác nhau… Khác biệt lớn nhất giữa các địa phương là mức độ phát triển kinh tế và tương ứng là khả năng thu NSNN. Thông thường các nước đều có một vài trung tâm kinh tế ở những vùng khó khăn, nhưng ở Việt Nam vùng khó khăn nhiều, các tỉnh nhận trợ cấp từ NSTW tương đối nhiều và có sự chênh lệch lớn về khả năng kinh tế (thu NSNN).
Đơn cử, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) chiếm xấp xỉ 50% tổng thu NSNN của cả nước. Hay, 16 địa phương có thu điều tiết về NSTW chiếm tỷ trọng khoảng 80% tổng thu NSNN cả nước. Một hình ảnh khác biệt nữa: Số thu 1 ngày của TP. HCM bằng số thu cả năm của tỉnh Bắc Cạn (địa phương có số thu thấp nhất cả nước). Ngoài ra, không chỉ Bắc Cạn mà còn rất nhiều địa phương thu không đủ chi, chưa kể, những địa phương nghèo, các đối tượng chính sách xã hội đông, chi an sinh xã hội lớn, do đó NSTW vẫn phải lo.
Bên cạnh đó, mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đặt ra là phát triển kinh tế bền vững, đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, lấy ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định trật tự xã hội làm nền tảng phát triển, tăng cường xóa đói giảm nghèo. Trong điều kiện bức tranh ngân sách thu chi khác biệt lớn như vậy thì phải có sự can thiệp điều tiết của NSNN trong đó có NSTW. Đó là lý do tại sao mỗi một thời kỳ, chúng ta phải xem xét lại tỷ lệ điều tiết, bổ sung cân đối cho NSĐP.
* PV: Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, các địa phương có số thu lớn chính là “bầu sữa” của nhiều địa phương nghèo và rằng các địa phương giàu phải cáng đáng thêm nhiệm vụ “nuôi” các địa phương nghèo. Ông nghĩ sao về quan điểm này?
Trong 13 địa phương có tỷ lệ điều tiết giai đoạn 2011 – 2016, chỉ có Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Ngãi là tăng tỷ lệ điều tiết về NSĐP là do yếu tố dầu thô, 1 địa phương giữ tỷ lệ điều tiết là Cần Thơ chủ yếu vì thu của địa phương này phụ thuộc lớn vào hàng nông sản, thời gian qua thu của Cần Thơ gần như không tăng. Còn lại các địa phương đều giảm tỷ lệ điều tiết về NSĐP, thấp nhất là giảm 6%, cao nhất là 30%.
- Ông Vũ Đức Hội: Chính phủ, Bộ Tài chính rất hiểu việc tính lại tỷ lệ điều tiết ngân sách sẽ ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương (thuộc cả hai đối tượng trên), trong cả thời kỳ ổn định ngân sách.
Trên thực tế thời kỳ ổn định ngân sách vừa qua, đối với các địa phương giàu, tỷ lệ ổn định ngân sách cộng với thời gian thu ngân sách tăng khá nên việc cân đối thu NSĐP trong những năm cuối theo hướng dôi dư. Thông thường, số thu các địa phương này tăng khoảng gấp 2 - 3 lần, trừ một vài địa phương tăng ở mức gấp 1,5 - 1,6 lần (chủ yếu do yếu tố giá dầu).
Trong khi đó các địa phương nghèo, cơ sở thu không nhiều và gặp nhiều bất lợi. Thứ nhất, rất nhiều địa phương thu từ các sản phẩm chế biến nông nghiệp chịu nhiều yếu tố bất lợi về giá; các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm của cây công nghiệp (cao su) cũng rớt giá. Thứ hai, chịu tác động của biến đổi khí hậu, ngập lụt, hạn hán… Thứ ba, chịu tác động từ điều chỉnh chính sách thu NSNN vừa qua do giảm thuế đối với sản phẩm nông nghiệp, giảm thuế TNDN đối với doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, nên số thu các địa phương này chịu tác động lớn. Nhiều địa phương trong 6 năm vừa qua số thu không tăng. Thu đã thấp lại gần như không tăng nên khả năng cân đối chi tiêu NSĐP càng trở nên khó khăn.
Do đó, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới, bao giờ Bộ Tài chính cũng phải tính toán để tạo điều kiện cho các địa phương nghèo có thêm nguồn lực để vươn lên, đảm bảo đủ thực hiện chính sách an sinh xã hội; đồng thời chú ý tới trọng điểm thu để các địa phương giàu có đủ nguồn lực tiếp tục phát triển.
Tôi cho rằng, giữa các địa phương có mối quan hệ hữu cơ. Các địa phương khác cũng đã có đóng góp cho hai địa phương trọng điểm thu là Hà Nội và TP. HCM ở mấy khía cạnh. Một là, các DN đầu mối lớn như hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các tổng công ty lớn…thông thường đóng trên địa bàn hai thành phố lớn này hoạt động kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa trên khắp cả nước, nhưng thuế lại đóng ở Hà Nội và TP. HCM.
Ngoài ra, Hà Nội và TP. HCM cũng là nơi được các địa phương cung ứng sản phẩm, quan trọng hơn cả là nơi được cung ứng nguồn lao động đảm bảo cho sự phát triển của các đô thị này. Trong khi, muốn nguồn lao động tốt thì phải là lao động qua đào tạo và địa phương của họ chính là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực cho các thành phố.
Tóm lại, các địa phương giàu có đóng góp thông qua điều tiết lại nguồn tài chính cho các địa phương nghèo. Ngược lại, các địa phương nghèo cũng có đóng góp vào tăng trưởng cho các địa phương giàu. Đó là quá trình tương sinh, cộng sinh lẫn nhau.
* PV: Thưa ông, các địa phương trong đó có TP. HCM cho rằng, việc điều tiết đó đã ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiều dự án của địa phương do thiếu hụt nguồn ngân sách. Vậy cơ sở nào để tính tỷ lệ điều tiết như vậy?
- Ông Vũ Đức Hội:Để xử lý điều tiết ngân sách của các địa phương, Bộ Tài chính phải tính toán, xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng để đề xuất tỷ lệ điều tiết phù hợp. Cụ thể, bao giờ cũng có kiến nghị để dành một khoản hỗ trợ cho các địa phương giàu ngoài tính định mức phân bổ. Khi tính định mức phân bổ chi thường xuyên, bao giờ cũng ưu tiên các địa phương có điều tiết về NSTW được nhân thêm hệ số từ 30% - 60% - 70% so với các địa phương nghèo. Ngoài ra, các đô thị đặc biệt như Hà Nội, TP. HCM còn được tính thêm so với các tỉnh cùng có điều tiết ngân sách về trung ương. Trong năm 2017, NSNN sẽ dành 14.450 tỷ đồng để hỗ trợ, khuyến khích các địa phương tăng tỷ lệ điều tiết về NSTW, giảm điều tiết về NSĐP nhưng mức giảm không quá lớn.
Tuy nhiên, để hiểu thế nào về mức giảm nguồn thu được để lại không quá lớn lại tùy thuộc vào các địa phương. Bởi, xét về nhu cầu chi tiêu của các địa phương là vô cùng. Trong khi đó, nhu cầu các địa phương nghèo cũng rất lớn và muốn đảm bảo các nhu cầu đó, NSTW phải hỗ trợ các địa phương. Vậy, nguồn lực sẽ ở đâu?
Thứ nhất, nguồn thu 100% NSTW, tuy nhiên nguồn thu này đang giảm trong giai đoạn vừa qua. Nguồn thu thứ hai là phần điều tiết về trung ương của các địa phương giàu. Nhưng bản thân các địa phương giàu cũng có nhu cầu đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng, vấn đề lao động nhập cư, công ăn việc làm, phát triển đô thị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn…
Với nhu cầu chi tiêu của các địa phương đều lớn như vậy, để đảm bảo và đáp ứng các nhu cầu đó là vấn đề rất khó trong bối cảnh ngân sách hiện nay.
* PV: Nhiều địa phương cho rằng, tỷ lệ NSĐP được giữ lại xuống thấp quá. Cụ thể là TP. HCM, tỷ lệ giữ lại NSĐP giảm từ 23% xuống 18% giai đoạn 2017 - 2020 là lùi quá sâu dẫn đến hẫng hụt, thưa ông?
- Ông Vũ Đức Hội:Chúng ta chấp nhận lùi, nhưng lùi cỡ nào đó là vấn đề đang cần được thảo luận ở một số địa phương, như TP. HCM đang có ý kiến. Đối với TP. HCM cũng như Hà Nội là những đô thị đặc biệt của cả nước, là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, định mức cũng đã ưu tiên tối đa. Về phía NSTW cũng đã dành mức tỷ lệ điều tiết cho các địa phương này không giảm quá lớn.
Ngoài ra, đây cũng là những đô thị có cơ chế tài chính đặc thù. Cụ thể như: Việc hỗ trợ phát triển DN trên địa bàn (cả DN trung ương và địa phương); cơ chế đặc thù sắp xếp lại đất đai, công sản trên địa bàn, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực này, giúp các địa phương quy hoạch lại đô thị khang trang, văn minh hơn, hiện đại hơn...
Đồng thời, cơ chế thưởng vượt thu để đầu tư trở lại, TP. HCM và Hà Nội cũng lớn hơn nhiều so với các địa phương khác. Trung ương huy động các khoản vay đầu tư nước ngoài về cũng dành tỷ lệ lớn để cấp phát, cho hai địa phương vay lại xây dựng các công trình hạ tầng lớn như: Tàu điện ngầm, xử lý nguồn nước, môi trường, chống ngập.
Ngoài ra, hai địa phương này cũng có rất nhiều công trình của Trung ương đóng trên địa bàn. Những công trình lớn như các tuyến đường cao tốc nối với các địa bàn lân cận sân bay, cảng biển… được NSTW đầu tư trên địa bàn TP. HCM thời gian qua cũng vào khoảng 6 - 7 nghìn tỷ đồng/năm. Cho dù TP. HCM không chi phối nguồn lực này, nhưng vì công trình xây dựng trên địa bàn thành phố nên được tính vào tổng đầu tư các công trình xã hội của thành phố và đó cũng là nguồn lực phát triển của thành phố.
Với đề nghị của TP. HCM là giữ nguyên hoặc giảm ít điều tiết để lại NSĐP (còn khoảng 21%) cũng dễ hiểu bởi nhu cầu đầu tư của thành phố rất lớn. Tuy nhiên, việc này cũng đã được Bộ Tài chính tính toán rất kỹ. Chúng ta cần hiểu rằng, trong năm đầu tiên của thời kỳ ổn định ngân sách, việc tính điều tiết NSĐP về NSTW phải là bài toán xuôi. Tức là từ thu - qua nhu cầu chi - rồi mới đến tỷ lệ điều tiết, chứ không phải từ: tỷ lệ điều tiết - đến nhu cầu chi - rồi đến thu. Từ các năm sau, chúng ta mới tính: số thu nhân (x) tỷ lệ điều tiết mới ra (=) số thực chi.
Đối với TP. HCM nếu tính đúng tỷ lệ điều tiết, NSĐP được giữ lại là 17%, nhưng sau khi hỗ trợ thêm từ NSTW thì tỷ lệ là 18%. Đương nhiên việc điều chỉnh này là ảnh hưởng tới nguồn lực của địa phương, nhưng bù lại NSTW cũng cam kết hỗ trợ cho địa phương những khoản bổ sung mục tiêu như năm 2017 sẽ hỗ trợ trên 7.000 tỷ đồng cho địa phương. Khi tính thêm 7.000 tỷ đồng hỗ trợ này vào thì tỷ lệ điều tiết tính trên tổng bội chi NS thành phố sẽ vào khoảng 22%. Như vậy, thực tế tỷ lệ điều tiết của TP. HCM sẽ chỉ giảm 1% (so với 2016) và đó chỉ rơi vào năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách (2017).
Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, trung ương đã dự kiến đầu tư từ nguồn vốn vay ODA cho các dự án tàu điện ngầm, chống ngập, xử lý môi trường. Theo đó, vốn cấp phát trên các hiệp định đã ký là khoảng trên 3 tỷ USD từ nay đến 2020; vốn cho vay lại cũng xấp xỉ 1 tỷ USD; hỗ trợ 10 nghìn tỷ đồng xử lý chống ngập của thành phố; hỗ trợ khoảng 8,8 nghìn tỷ đồng đầu tư 2 bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn TP (bệnh viện Nhi và bệnh viện Ung bướu), nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân. Ngoài ra, các công trình được đầu tư từ NSTW đóng trên địa bàn thành phố như dự án sân bay cũng tiếp tục mở rộng…
Có thể nói rằng, trong điều kiện tổng thể NSNN khó khăn, các địa phương có điều tiết cũng phải chia sẻ với NSTW, ngân sách có bổ sung cân đối trong đó có TP. HCM. Nếu giờ phải tính toán lại là rất khó, bởi sẽ liên quan đến giảm NSTW, có nghĩa là cắt vào số bổ sung của các cơ quan trung ương hoặc cắt vào 47 địa phương không có nguồn thu về NSTW là hết sức khó khăn.
Hơn nữa theo tính toán, tỷ lệ giữ lại của TP. HCM là 18%, với tốc độ tăng thu của TP khoảng 15% - 17%/năm và ổn định 3- 4 năm nữa, thì thu ngân sách của TP cũng sẽ tăng và phần ngân sách TP được hưởng cũng sẽ bằng khoảng 1,6 lần.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Huyền Trang (thực hiện)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- Chứng khoán SSI bổ nhiệm phó tổng giám đốc
- Tạo thuận lợi cho thông quan hàng hóa thuộc dự án đường sắt Cát Linh
- Nhân rộng mô hình xây dựng “Gia đình 5 có 3 sạch”
- Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- 3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- Ngành giáo dục phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc
- Có nên luật hóa chung cư mini?
- Sửa đổi, bổ sung 76 Điều về thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan
- Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- Gom góp cho “của để dành”
- Kết quả bóng đá U23 Malaysia 2
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19/8
-
Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
Sáng nay 7/9, Bí thư huyện ủy Krông Pắk Trần Hồng Tiến cùng chủ đầu tư dự ...[详细] -
Thị trường chứng khoán năm 2024 sẽ chịu tác động bởi những yếu tố nào?
PV:Có nhiều kỳ vọng năm 2024 sẽ là năm khởi đầu cho một chu kỳ tăng dài hạn của thị trường chứng kho ...[详细] -
NGÀY GIỜTRẬN ĐẤUTRỰC TIẾPV-LEAGUE 2023 - VÒNG 6 GIAI ĐOẠN 212/08 17:00Đông &Aacu ...[详细]
-
Nhập khẩu “mặt hàng cáp treo 3 dây” vướng về kiểm tra chuyên ngành
Theo Tổng cục Hải quan, mặt hàng “hệ thống cáp treo vận chuyển người” thuộc danh mục các sản phẩm, h ...[详细] -
Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
Chiều 27/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai ...[详细] -
Salah sẽ làm vấy bẩn Liverpool nếu chạy theo tiền Saudi Arabia
Kỳ chuyển nhượngmùa hè chỉ còn 2 ngày nữa là đóng cửa v&ag ...[详细] -
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII
Quang cảnh phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Đăng K ...[详细] -
Phát Đạt dự kiến thu về 1.340 tỷ đồng trong năm 2024 bằng việc phát hành cổ phiếu
Theo ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch HĐQT Bất động sản Phát Đạt cho biết, năm 2023, Phát Đạt đã huy độ ...[详细] -
Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
Ngành Hải quan tích cực trong công tác xử lý vi phạm hành chính Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng ...[详细] -
Cận cảnh công trình nhà sàn bê tông “khủng” xây dựng trái phép bên sông Nho Quế
Chấn chỉnh sau ồn ào trang phục tại khu du lịch sông Nho Quế Du khách thích thú "check-in" với con g ...[详细]
Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
14 TTHC trong lĩnh vực hải quan có thể thực hiện qua dịch vụ bưu chính
- Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/8
- Hương Thủy: Bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
- Viettel Post chính thức niêm yết trên sàn HOSE
- Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- Đà Nẵng: Bắt đối tượng cho vay nặng lãi lên đến 400%/năm
- Năm 2023, GELEX lãi gần 1.400 tỷ đồng