发布时间:2025-01-10 00:14:28 来源:88Point 作者:Cúp C2
Theệpthépđốimặtvớitháchthứcđếntừhàngnhậpkhẩkèo bóng đá nhậto Tổng cục Hải quan, luỹ kế 5 tháng năm 2024, cả nước đã nhập khẩu 7,48 tỷ USD sắt thép các loại, tăng 26,3%, tương ứng tăng 1,56 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023 và xấp xỉ với mức nhập khẩu của 5 tháng/2022. Trong đó, lượng nhập khẩu sắt thép các loại là 6,92 triệu tấn, tăng 50,15 với trị giá là 5,02 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sắt thép các loại từ các thị trường chính: Trung Quốc đạt 4,77 tỷ USD, tăng 53,8% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 37,9% so với cùng kỳ năm 2022; Hàn Quốc đạt 735 triệu USD, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Lượng thép nhập khẩu lớn đổ bộ, nhất là thép có xuất xứ từ Trung Quốc đang gây nhiều khó khăn cho ngành sản xuất trong nước. Nhiều ý kiến cho hay, nếu không có biện pháp bảo vệ hợp lý và hỗ trợ ngành sản xuất thép trong nước một cách kịp thời, thị trường nội địa sẽ thuộc về các nhà sản xuất nước ngoài.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), với đà phục hồi hiện nay, dự báo sản xuất thép thành phẩm năm 2024 có thể đạt 30 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2023, nhưng sự phục hồi này không chắc chắn, doanh nghiệp thép còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch VSA, kiêm Tổng Giám đốc của Tổng Công ty Thép Việt Nam cho rằng, việc Trung Quốc tiếp tục gia tăng xuất khẩu thép, các nhà sản xuất thép Việt Nam đối diện với nguy cơ mất thị trường nội địa. Riêng trong 4 tháng đầu năm, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc tương đương 40% lượng thép sản xuất nội địa.
Chia sẻ về nội dung này ông Nguyễn Hữu Trường Hưng – đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng trong tương lai gần, ngành thép vẫn sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn để cạnh tranh với thép nhập khẩu từ Trung Quốc do quy mô sản xuất nhỏ và chi phí sản xuất vẫn còn cao nếu so sánh với các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc. Đồng thời, có rất nhiều sản phẩm thép trong nước vẫn đang phải nhập nguyên liệu từ Trung Quốc.
Ảnh minh họa
相关文章
随便看看