Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: “Cần nghiên cứu,ềuchínhsáchhỗtrợđổimớisángtạonhưngdoanhnghiệpcònkhótiếpcậkqbd c1 chau au thiết kế các chính sách tài chính tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp” Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được miễn thuế thu nhập Tiếp tục thực thi chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ và vừa hưởng lợi lớn từ chính sách hỗ trợ thuế, phí Gói hỗ trợ kinh tế: Không cần nhiều chính sách, nhưng cần hiểu doanh nghiệp muốn gì |
Các chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo còn dàn trải, chưa tập trung sâu vào từng ngành, nghề, lĩnh vực. Ảnh minh họa: ST |
Doanh nghiệp vẫn loay hoay với chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo
Theo Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023 (Global Innovation Index - GII 2023), Việt Nam có sự cải thiện khi tăng 2 hạng, từ vị trí 48 lên 46/132 quốc gia, nền kinh tế về đổi mới sáng tạo toàn cầu, đồng thời, đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN và nằm trong top dẫn đầu của các nền kinh tế đang phát triển. Với thứ hạng trên, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã ghi nhận Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua, đồng thời, là 1 trong 3 quốc gia giữ kỷ lục có thành tích vượt trội so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp. Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3 trong số 6 nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á. |
Quyết định số 569/QĐ-TTg về “Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030” đã đặt ra mục tiêu nâng cao đóng góp của khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các viện nghiên cứu và trường đại học, hoạt động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản trị, tổ chức trong doanh nghiệp.
Để có thể hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra, thời gian qua, nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ đã được ban hành và có những tác động tích cực giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, cũng như năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ; hướng mạnh việc gắn nhiệm vụ khoa học và công nghệ với sản phẩm đầu ra, với thực tiễn và thị trường...
Những thay đổi trong chính sách đã mang tới những “quả ngọt”. Bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, hiện nay, chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số đã được ban hành khá đầy đủ. Đồng thời, đã xây dựng công cụ, nền tảng số, cơ sở dữ liệu chuyển đổi số, xây dựng và triển khai đào tạo chuyển đổi số cho doanh nghiệp, cho chuyên gia tư vấn chuyển đổi số, cũng như triển khai hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho doanh nghiệp về chuyển đổi số… Nhờ đó, có hơn 13.800 doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc được đào tạo trực tiếp về chuyển đổi số; gần 400 doanh nghiệp được hỗ trợ chuyên sâu xây dựng và triển khai lộ trình chuyển đổi số, 28 doanh nghiệp được đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp về chuyển đổi số.
“Việt Nam có gần 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động và có trên 90% nhỏ và siêu nhỏ. Tổng kinh phí ngân sách bố trí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 là 140 tỷ đồng để hỗ trợ chuyển đổi số, dự kiến hỗ trợ đào tạo cho hơn 8.000 doanh nghiệp bao gồm cả hình thức đào tạo trực tiếp và trực tuyến, tư vấn và hỗ trợ ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo khảo sát, đa số doanh nghiệp chưa sẵn sàng với chuyển đổi số và chưa biết tìm kiếm kênh hỗ trợ cho chuyển đổi số ở đâu. Doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại khi đổi mới sáng tạo, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của đổi mới sáng tạo”, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp nhấn mạnh.
Chính sách còn dàn trải
Mặc dù Việt Nam đã nỗ lực xây dựng khung pháp lý khuyến khích đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, song theo các chuyên gia vẫn cần có sự hoàn thiện trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, các chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo còn dàn trải, chưa tập trung sâu vào từng ngành, nghề, lĩnh vực; còn hạn chế trong việc xây dựng tổ chức ươm tạo, huấn luyện, tư vấn khởi nghiệp; thiếu kết nối giữa các viện, trường đại học với ý tưởng khởi nghiệp. Khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là những xu hướng tất yếu hiện nay. Nếu Việt Nam không nắm bắt cơ hội này thì khó có những cơ hội khác bởi đây là cuộc cách mạng về thể chế, chính sách, nên cần “vừa làm, vừa chạy”, không thể ngồi chờ thể chế hoàn thiện.
Bà Nguyễn Thy Nga, Viện trưởng Viện Quản trị chính sách và Chiến lược phát triển thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, hiện nay các cơ chế, chính sách về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo có sự phân tán với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, trong khi sự kết nối giữa các đơn vị này còn không ít hạn chế, thách thức. Điều này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, lúng túng khi muốn triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số, bởi không biết làm theo bộ, ngành nào.
Cũng theo bà Nguyễn Thy Nga, cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong triển khai đổi mới sáng tạo vừa nhiều, vừa thiếu. Nhiều là vì lẻ tẻ, phân tán ở nhiều lĩnh vực, do các bộ, ngành, địa phương khác nhau quản lý, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong nhận diện các chính sách này để tận dụng. Nhưng thiếu là thiếu hệ thống cơ chế, chính sách có sự liên kết mang tính tập trung, có hệ thống bài bản để doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi. Doanh nghiệp đang bơi trong hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ, nhưng chẳng biết cách nào để nhận được sự hỗ trợ này. Nhiều quỹ đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, nhưng bị đứt gãy, do tình trạng cát cứ thông tin của các bộ, ngành.
Để khắc phục những hạn chế trên, qua đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo phát triển thực chất và hiệu quả trong thời gian tới, Viện trưởng Viện Quản trị chính sách và Chiến lược phát triển cho rằng cần tạo ra sự kết nối 2 chính sách quan trọng là thu hút nguồn lực tri thức và hỗ trợ nâng cao vai trò của doanh nhân trong thời đại mới. Bên cạnh đó, các bộ, ngành phải ngồi lại với nhau để tạo ra sự liên kết, liên thông về cơ chế, chính sách đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Với vai trò của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), tổ chức này nên là đầu mối, là trung tâm tập hợp tổng thể hệ thống cơ chế, chính sách ở tầm quốc gia về đổi mới sáng tạo. Các thông tin này cần được cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, để các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các đối tác dễ dàng nắm bắt, qua đó đáp ứng các nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Đây cũng là cách giúp Việt Nam cải thiện khả năng thu hút đầu tư vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. NIC nên triển khai thí điểm mô hình tập hợp tất cả các ý kiến đóng góp, các sáng kiến về đổi mới sáng tạo nói riêng, sự phát triển của Việt Nam nói chung từ các chuyên gia, trong đó có đội ngũ trí thức, chuyên gia ở nước ngoài. Từ thu hút đóng góp về ý tưởng, cần tiến đến thu hút về vốn, kiều hối.
“Muốn đổi mới sáng tạo thành công, cần tập trung vào 3 vấn đề: tăng năng suất lao động, tăng nguồn thu, tăng nhận diện thương hiệu. Để tăng năng suất lao động, cần tận dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, từ đó phục vụ cho triển khai hiệu quả các chương trình”, Viện trưởng Viện Quản trị chính sách và Chiến lược phát triển nhấn mạnh.
Ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Hoạt động đổi mới sáng tạo cần tập trung vào 4 lĩnh vực Sau khi có Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Đầu tư, Nghị quyết số 98 của Quốc hội…, các cơ chế, chính sách đã bao phủ hơn về ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm Đổi mới sáng tạo (so với trước đây tập trung ưu đãi theo ngành nghề và địa bàn đầu tư). Việc quy định ưu đãi đầu tư cho các trung tâm Đổi mới sáng tạo do doanh nghiệp thành lập là một bước tiến lớn trong chính sách. Các ưu đãi cho cá nhân (chuyên gia, người lao động trong các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo) bước đầu đã được quan tâm. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ về nguồn vốn, về cơ chế thí điểm (sandbox) cho đổi mới sáng tạo đã được quan tâm hơn và một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề này đang được nghiên cứu, sửa đổi. Đến nay, các hoạt động hỗ trợ đổi mới sáng tạo cũng gia tăng về chất lượng, số lượng, điển hình như: Diễn đàn Quỹ Đầu tư Đổi mới sáng tạo (VVS); Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam (VIIE); Hợp tác với Google nâng cao năng lực số; Hỗ trợ kết nối doanh nghiệp, quỹ đầu tư; Hỗ trợ không gian làm việc, hệ thống phòng Lab, kết nối doanh nghiệp, quỹ đầu tư, trường đại học… Trong thời gian tới, hoạt động đổi mới sáng tạo cần tập trung vào 4 lĩnh vực: ngành nông nghiệp; ngành dịch vụ; ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông; các vùng. Với các nhóm giải pháp như phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia liên kết chặt chẽ với khu vực và thế giới; phát triển hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, các trung tâm đổi mới sáng tạo ngành, vùng, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; phát triển hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, các trung tâm đổi mới sáng tạo ngành, vùng, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. Đồng thời, triển khai mạnh mẽ các nền tảng đổi mới sáng tạo mở, mạng lưới đổi mới sáng tạo; tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo, mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các trung tâm đổi mới sáng tạo. Ông Phan Thanh Hà, Giám đốc Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Quỹ Phát triển DNNVV đang hỗ trợ nhiều nhóm doanh nghiệp Để thúc đẩy doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nói riêng thực hiện đổi mới sáng tạo, Quỹ Phát triển DNNVV đang hỗ trợ các nhóm đối tượng gồm: DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; DNNVV tham gia cụm liên kết ngành; DNNVV tham gia chuỗi giá trị, thông qua các hình thức cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp, tài trợ vốn, hỗ trợ tăng cường năng lực. Đáng chú ý, thời hạn cho vay được xác định phù hợp với khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và điều kiện cụ thể của từng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh nhưng tối đa không quá 7 năm. Đặc biệt, doanh nghiệp được miễn phí trả nợ trước hạn. Ông Vương Đình Vũ, Giám đốc BuyMed, Hội Doanh nghiệp Dược Việt: Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp Ngành Dược đang cung cấp nền tảng số và hạ tầng kỹ thuật giúp giải quyết triệt để vấn đề phân mảnh, chuyển đổi sang mô hình phân phối mới và đầu tư vào năng lực chuyển giao, đồng thời, số hóa quy trình và đẩy mạnh phân phối trực tuyến. Nhờ đó, ngành Dược đã giúp các khách hàng tiếp cận khoảng hơn 30.000 nhà thuốc và phòng khám, tiết kiệm 75% thời gian, 80% vốn lưu động và 50% chi phí vận chuyển. Từ đó có thể thấy, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp. Khi ứng dụng chuyển đổi số, sự liên kết thông tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp được kết nối trên nền tảng một hệ thống công nghệ đồng nhất. Điều này giúp cho các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp được giải quyết ngay khi xảy ra, giúp sự vận hành không bị tắc nghẽn, tránh được các tác động xấu có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, như: Phục vụ khách hàng bị chậm trễ, lượng hàng bán bị giảm sút… Đồng thời, sự liên kết thông tin còn giúp người điều hành có thể chủ động và dễ truy xuất báo cáo về các hoạt động của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp, như: ghi nhận doanh số, biến động nhân sự, tệp khách hàng tìm hiểu sản phẩm… sẽ được thể hiện trên các phần mềm quản trị doanh nghiệp, giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch hơn. Dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Những sự thay đổi to lớn về năng suất lao động, nhu cầu, tâm lý, thói quen của người dùng và các mô hình sản xuất, kinh doanh mới đang được hình thành và có tác động to lớn đến đời sống xã hội và mọi ngành nghề. Theo đó, việc chuyển đổi số tác động đến tất cả các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp và trong cuộc đua hướng tới số hóa, chỉ những doanh nghiệp có thể thích nghi và chủ động, tích cực nhất mới có thể tồn tại và phát triển. Xuân Thảo (ghi) |