【nhan dịnh bong da】Sống lại dấu xưa !

时间:2025-01-12 09:59:57 来源:88Point

Có những người làm nghề rất lạ: “Nghề đi ngược thời gian”,ốnglạidấuxưnhan dịnh bong da tìm về quá khứ, để thế hệ hôm nay, mai sau được biết thêm nhiều điều về lịch sử cha ông từ thuở khai hoang lập đất, những nét văn hóa đặc sắc của đất và người Hậu Giang qua bao đời.

UBND tỉnh Hậu Giang trao bằng khen cho ông Nguyễn Tấn Liệt (phải), ở ấp 2B, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, người đã hiến tặng tượng quý 1.500 năm tuổi.

Ăn dầm nằm dề để sưu tầm cổ vật

Tôi có dịp trò chuyện với anh Vũ Thành Quan, di sản viên Bảo tàng tỉnh, người đã có hơn 17 năm gắn bó với nghề sưu tầm hiện vật. Anh đã hồ hởi mở đầu câu chuyện bằng việc anh vừa sưu tầm hiện vật quý tại nhà một người dân ở huyện Châu Thành A - đó là tượng thần Vishnu.

Đây là vị thần hiện thân cho sự từ bi và là một trong 3 vị thần tối linh trong Ấn Độ giáo. “Theo tìm hiểu tư liệu và tham khảo từ Viện Khảo cổ học, tượng này có hơn 1.500 năm tuổi, quý lắm. Tôi chưa bao giờ hạnh phúc hơn lúc này và trong bao nhiêu năm làm nghề, đây là lần tôi thấy vui nhất vì đã tìm được một báu vật, để giữ gìn và giới thiệu với mọi người”, anh chia sẻ. Ngoài tượng thần, còn có 3 món đồ cổ từ chuyến thám sát khảo cổ tại ấp 10, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, gồm 2 bàn nghiền bằng đá và nắp đậy nồi đất, thuộc nền Văn hóa Óc Eo, khoảng thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ VII.

Học chuyên ngành bảo tàng nên từ thời sinh viên, anh tham gia nhóm đi sưu tầm hiện vật về văn hóa dân tộc vùng ĐBSCL, anh chấp nhận gắn bó với vùng đất này vì cảm nhận được nét độc đáo, khác biệt. Cơ duyên khiến anh trụ lại miền đất Hậu Giang đến bây giờ cũng bởi ở đây anh được làm đúng nghề, sống đúng đam mê. Anh đã đi nhẵn hết các nơi để sưu tầm từ di vật đến cổ vật đang được người dân lưu giữ. Mỗi lần tìm gặp một món đồ quý với anh vui hơn bắt được vàng.

Nghề của người đi sưu tầm hiện vật rất cực, phải rong ruổi, luồn lách mọi ngõ, vùng quê, phải ứng biến với nhiều người, mỗi người một tính ý nên có cách tiếp cận khác nhau, để có thể thu nhận những hiện vật cũ xưa về lưu giữ.

Từng có gần 20 năm làm trong ngành bảo tàng, phụ trách sưu tầm hiện vật, mỗi lần nhắc lại những năm tháng sống ở nhà dân hàng chục ngày, để tìm kiếm hiện vật, bà Trần Xuân Diễm, hiện là Phó Giám đốc Thư viện tỉnh Hậu Giang, vẫn còn nhớ và luôn xem đó là khoảng thời gian không thể quên trong cuộc đời mình. Phải nói sao cho người dân tin tưởng giao cho mình những kỷ vật, vốn rất quý với họ là điều không dễ. “Có khi người dân thấy mình đeo quá, thôi cho để mình về cho rồi. Nói vậy, nhưng đó là cả một quá trình thuyết phục, phân tích”, chị Diễm chia sẻ.

Làm vì trách nhiệm với quê hương, xứ sở

Ông Lê Thành Phước, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hậu Giang, cho biết: Từ đầu năm đến nay, Bảo tàng vẫn tiếp tục lập hồ sơ, từng bước hoàn thành các thủ tục cần thiết để tiến hành công nhận Di tích lịch sử Lữ đoàn 6 Pháo binh, Khu căn cứ Khu ủy, Quân khu ủy Khu 9, Nhà tưởng niệm cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Đặc biệt là chùa Phổ Minh, ngôi chùa hơn 100 năm tuổi đã hoàn tất và được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp Tỉnh…

Lật giở từng trang hồ sơ, ông Phước chia sẻ: Lúc mới chia tách tỉnh, Hậu Giang có được mấy di tích đâu, nhưng giờ đã có 16 di tích, trong đó có 1 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 8 di tích cấp Quốc gia và 7 di tích cấp Tỉnh. Hiện tại, Bảo tàng đang tiếp tục lập hồ sơ di tích mới, để tiến hành công nhận riêng hoặc ghép với những di tích sẵn có. Để có được một di tích, là cả một quá trình tìm kiếm tư liệu lịch sử, đề xuất và làm hồ sơ, thủ tục. Được chấp thuận và cho chủ trương đầu tư, mừng đến mất ngủ và lại tiếp tục hành trình mới để có thêm dấu xưa được khai thác đến ngọn ngành.

Ông Lê Thành Phước, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hậu Giang, trong một hoạt động trưng bày hiện vật của Bảo tàng tỉnh.

Hậu Giang là vùng đất giàu truyền thống và đa phần di tích lịch sử, văn hóa là những địa chỉ đỏ. Tư liệu khô cứng, rất khó nhớ và nhiệm vụ của các thuyết minh viên, nhất là những người quản lý di tích là phải hiểu rõ, hiểu sâu, phải thấm từ con số, từng cứ liệu lịch sử.

Mỗi hiện vật mang một giá trị lịch sử, văn hóa, gắn với từng câu chuyện, kỷ niệm của người đi sưu tầm... Không chỉ làm hồ sơ cho mỗi hiện vật là đủ, mà phải thuyết minh sao cho hiện vật cất lên “tiếng nói”, chạm vào trái tim của người xem. Sưu tầm hiện vật đã khó, việc gìn giữ cũng không hề đơn giản, từ việc phân loại chất liệu, chủ đề, ghi số kiểm kê, phân loại, sắp xếp lên giá, viết lý lịch, vệ sinh định kỳ… cho hiện vật cũng được thực hiện nhuần nhuyễn, nhẹ nhàng, đầy trách nhiệm, giữ cho hiện vật nguyên vẹn nhất có thể.

Công việc của họ như những chú ong cần mẫn, kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai, để hơn 4.500 hiện vật được sưu tầm trong những năm qua sẽ từ quá khứ bước vào đời thực.

Chia tay họ, những câu chuyện về người phụ nữ rơi nước mắt khi trao cây kẹp của người yêu tặng được làm từ vỏ bom trước năm 1975, những hiện vật duy nhất của liệt sĩ đã hy sinh được gia đình gửi lại, rồi những hiện vật quý giá mang tính chất của vùng và cả nước được tìm thấy trong tay mà cứ ngỡ như mơ… cứ vương vấn trong tôi. Lại thấy quý biết bao tấm lòng những người thầm lặng với công việc kết nối quá khứ - hiện tại - tương lai.

Trong hơn 4.500 hiện vật sưu tầm của Bảo tàng tỉnh Hậu Giang trong những năm qua, được chia làm các nhóm: kháng chiến, văn hóa dân tộc. Trong đó, có những bộ hiện vật quý như nồi đồng, bàn ủi, cối đá, bình vôi, bàn tính, cân, các loại tiền, nông cụ phục vụ lao động, sản xuất...

 

Ly kỳ theo dấu cổ vật quý báu 1.500 năm tuổi

Tượng thần Vishnu do ông Nguyễn Tấn Liệt, ở ấp 2B, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tặng lại Bảo tàng tỉnh Hậu Giang.

Trong cái nắng gay gắt của tháng 3, đoàn thám sát khảo cổ do Trung tâm Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hậu Giang trở lại ấp 10, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, để tiếp tục công việc thám sát khảo cổ phục vụ nghiên cứu.

Từ thông tin người dân cung cấp, đoàn thám sát đã đến nhà ông Lê Tấn Mông và ông Trương Văn Tự ở gần đó, được các ông tặng 2 bàn nghiền là khối sa thạch lớn, 1 nắp đậy bằng gốm còn khá nguyên vẹn. Những vật này được tìm thấy trong quá trình cải tạo đất của gia đình. Sau quá trình nghiên cứu, xác định đây là những cổ vật thuộc văn hóa Óc Eo.

Chủ trì chuyến thám sát lần này, tiến sĩ Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học Xã hội Nam bộ), khẳng định: “Vĩnh Trung là một di tích khảo cổ học tiêu biểu thuộc Văn hóa Óc Eo, là di tích duy nhất cho đến hiện nay đã được phát hiện trên vùng lòng chảo Ô Môn -Phụng Hiệp. Không gian di tích vẫn xung quanh Miếu Bà Chúa Xứ, ở ấp 10, xã Vĩnh Trung, nơi từng tìm được nhiều cổ vật trước đây. Người dân trong quá trình cải tạo đất đào được”.

 Sau quá trình nghiên cứu, đã khẳng định những hiện vật đều được xác định là những cổ vật thuộc Văn hóa Óc Eo. Trong những chuyến thám sát khảo cổ vào những năm 1990, đoàn nghiên cứu cũng đã tìm được 3 bàn nghiền, 5 hòn lăn và 1 Yoni hình vuông có lỗ vuông ở trung tâm để gắn Linga.

Đặc biệt, từ lời kể của một người dân là nhà ông Nguyễn Tấn Liệt, ở ấp 2B, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, đang giữ một bức tượng lạ, tượng lạ được xác định ngay chính là tượng thần Vishnu. Đây là bức tượng bán thân bằng chất liệu đá màu xám, bị gãy một tay. Qua nghiên cứu, tượng thuộc Văn hóa Óc Eo, thế kỷ thứ IV-VII, cách nay khoảng 1.500 năm. Ông Nguyễn Văn Liệt cho biết, ông cũng đào được khi cải tạo đất trong vườn nhà từ 5 năm trước. Tượng bị gãy một tay do xe cuốc trúng trong quá trình đào ao. Thấy đẹp và lạ, ông lau chùi sạch sẽ, mang vào cất giữ, vừa mừng nhưng cũng sợ vì không biết là tượng gì. Những người dân ở gần nhà nghe cũng tìm tới xin được xem, càng làm ông thấy lo hơn, nên khi có người ở Bảo tàng tỉnh đến, ông tặng ngay và tin rằng vật này sẽ giúp ích cho những người nghiên cứu.

 

VĨNH TRÀ

推荐内容