Cụ thể gồm: cầu vượt cho người đi bộ qua đường Nguyễn Trãi (đoạn giao cắt ngã ba đường Triều Khúc,àNộitiếptụcđầutưxâydựngthêmcầuvượtchongườiđibộtỷ số trận leverkusen quận Thanh Xuân) và 3 cầu vượt cho người đi bộ qua đường Nguyễn Văn Cừ 1, Nguyễn Văn Cừ 2, Nguyễn Văn Cừ 3 (quận Long Biên). Thời gian thực hiện đầu tưxây dựng từ cuối năm 2019 - 2020.
Theo đó, UBND Thành phố yêu cầu, Ban quản lý dự ánđầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội cần rà soát để triển khai theo các tiêu chí: Kiến trúc phù hợp với từng vị trí, địa điểm; thuận tiện, hiệu quả sử dụng; kết cấu thép gia công máy, có khả năng tháo dỡ lắp ghép lại; đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông; đề xuất áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế phù hợp với thực tế. Trước đó, UBND TP. Hà Nội cũng quyết định đầu tư 4 cầu vượt thép bao gồm: Cầu vượt qua đường Cổ Linh (quận Long Biên), đường Xuân La và đường Võ Chí Công (quận Tây Hồ), đường Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng). Những cây cầu vượt này có kết cấu thép lắp ghép, được bố trí hệ thống thoát nước mặt dọc cầu. 4 cầu vượt đều sẽ được triển khai và hoàn thành trong năm 2019. Bên cạnh đó, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng có tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây cầu vượt cho người đi bộ kết hợp cho người đi xe đạp qua sông Tô Lịch (3 cầu) trên địa bàn quận Đống Đa, Cầu Giấy. Vị trí xây dựng cầu vượt cho người đi bộ và đi xe đạp qua sông Tô Lịch dự kiến tại 3 vị trí gồm: Giữa cầu Cót - Cầu 361 (đối diện nhà 221 Nguyễn Khang); giữa cầu 361 - Cầu Trung Hòa (đối diện số nhà 79 Nguyễn Khang); giữa cầu Trung Hòa - Cầu Hòa Mục (đối diện số nhà 169 Nguyễn Ngọc Vũ). Đồng thời, để giảm ùn tắc cho các tuyến đường trong khu vực Linh Đàm cũng như nút giao thông Thanh Xuân, Pháp Vân, trong tháng 10/2019, UBND TP. Hà Nội cũng khởi công xây dựng 2 cầu đi thấp qua hồ Linh Đàm và hai nhánh đường kết nối với đường vành đai 3 trên cao. |