【tỷ số genoa】Tân Lợi gặp khó trong nâng chất nông thôn mới

 人参与 | 时间:2025-01-26 03:59:03

Hiện nay,ợigặpkhoacutetrongnacircngchấtnocircngthocircnmớtỷ số genoa trách nhiệm hàng đầu của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể nơi đây là không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng xã NTM theo bộ tiêu chí mới đã được UBND tỉnh đề ra. Trong đó, tiếp tục “Chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân ý thức được: xây dựng NTM là để phục vụ nhân dân; tập trung giảm nghèo, vận động nhân dân thâm canh cây trồng, chăn nuôi dê, bò, phấn đấu đến năm 2020 thu nhập bình quân đạt 50 triệu đồng/người. Trảng Tranh - ấp trung tâm của xã, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống phải trở thành khu dân cư kiểu mẫu” - ông Bùi Văn Tất, Chủ tịch UBND xã Tân Lợi khẳng định.

Giao thông còn trắc trở

Việc duy trì, nâng chất các tiêu chí NTM đối với Tân Lợi sẽ dễ dàng hơn nếu hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông nông thôn tương đối hoàn chỉnh, nhưng thực tế không như thế. Tuy đã về đích NTM nhưng nhiều trục đường chính với tổng chiều dài hơn 15km vẫn đang trong tình trạng nắng bụi, mưa lầy, việc đi lại của người dân vô cùng khó khăn.

Nhiều đoạn trên tuyến đường nối từ chợ huyện Đồng Phú vào xã Tân Lợi mùa mưa thì lầy lội, nắng bụi mù mịt

Xuống cấp nặng và gây bức xúc nhất trong nhân dân là tuyến đường dài hơn 8km, nối ấp Trảng Tranh với chợ huyện Đồng Phú. Do kinh phí đầu tư quá lớn, vượt khả năng của xã Tân Lợi và huyện nên tuyến đường chỉ mới được làm cấp phối sỏi đỏ. Sau một mùa mưa, nhiều đoạn được duy tu, nâng cấp đã lầy lội trở lại, còn mùa nắng thì bụi mù. Tuyến đường dài hơn 6km, nối ấp Đồng Bia với ấp Thạch Màng cũng trong tình cảnh tương tự. “Việc lưu thông, đi lại của người dân rất vất vả, nhất là khi trời mưa, đường sình lầy khiến học sinh phải nghỉ học. Theo tôi, đã là xã NTM rồi mà để tình trạng này kéo dài là khó chấp nhận được, rất mong các cấp sớm quan tâm giải quyết” - ông Nông Văn Trọng, Chủ tịch Hội Nông dân xã nói.

hàng ngàn hồ sơ chờ cấp sổ

Một vấn đề khác được chính quyền và người dân xã Tân Lợi đang rất quan tâm là tình trạng chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Hộ anh Triệu Văn Thình, từ tỉnh Cao Bằng vào ấp Đồng Bia lập nghiệp năm 1993. Nhờ chịu khó làm ăn, tích lũy, vợ chồng anh đã xây được một căn nhà khang trang, trị giá hơn 1 tỷ đồng; đồng thời dành dụm, tích góp mua được 10 ha đất. Thế nhưng vợ chồng anh Thình đến thời điểm này vẫn chưa có chủ quyền đất. Anh Thình nói: “Mộng làm giàu thì nhiều nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên vợ chồng tôi cũng đành “bó tay” vì không vay được vốn ngân hàng để đầu tư”. Hộ anh Thình chỉ là một trong hàng ngàn hộ đang “khát” sổ đỏ ở xã Tân Lợi. Ông Bùi Văn Tất, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Phần đất quy hoạch giao Công ty TNHH MTV cao su Bình Phước còn vướng nên chưa cấp sổ, phần này nằm trọn ấp Đồng Bia. Còn ở ấp Thạch Màng vướng một phần diện tích đất lâm phần, nhưng người dân đã canh tác từ trước năm 1990, rất mong các cấp, ngành sớm xem xét, giải quyết”.

Đoàn kiểm tra nông thôn mới của tỉnh kiểm tra cơ sở vật chất Trường mầm non Tân Lợi (Đồng Phú) - Ảnh: Minh Luận

Hưởng ứng lời kêu gọi, vận động của lãnh đạo xã Tân Lợi và huyện Đồng Phú, 8 hộ ở ấp Thạch Màng đã mạnh dạn đứng ra thành lập Hợp tác xã nông nghiệp - thương mại - dịch vụ Hưng Phát. Đây là cơ sở quyết định để Tân Lợi đạt tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất, có hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Thế nhưng, sau hơn 1 năm hoạt động, hợp tác xã vẫn chưa có trụ sở làm việc theo đúng quy định, kết quả hoạt động cũng chỉ ở mức “gọi là” vì toàn bộ 50 ha cây trồng đưa vào hợp tác xã và phần đất sở hữu riêng của các thành viên hiện vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bà Nguyễn Thị Xuân Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ - thương mại Hưng Phát cho biết: Phần lớn diện tích vườn cam, quýt, bưởi của hợp tác xã đang trong thời kỳ kiến thiết nên chi phí đầu tư rất tốn kém (từ 300-500 triệu/ha trong 2 năm). Thế nhưng, do không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay thế chấp, buộc các thành viên phải vay “tín dụng đen” với lãi suất “cắt cổ”, rủi ro cao. Hơn nữa, năm nay giá đầu ra của cam, quýt, bưởi so với cùng kỳ năm trước xuống rất thấp, chỉ còn khoảng 10 ngàn đồng/kg, giảm đến hơn ½. Do vậy, việc duy trì, phát triển hợp tác xã vô cùng gian nan. Rất mong ngành chức năng và chính quyền các cấp quan tâm, sớm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các thành viên có điều kiện được vay vốn ngân hàng sớm ngày nào hay ngày đó. Chủ tịch UBND xã Tân Lợi thông tin thêm: Khu vực ấp Thạch Màng giao về địa phương, đã thực hiện đo vẽ hơn nửa năm nay. Tuy nhiên, do đo sót, xã đã báo cáo huyện, đang trình lên tỉnh.

Trong xây dựng NTM, kể cả trước, trong và sau khi đã về đích như xã Tân Lợi, tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất, trong đó yêu cầu các xã NTM phải có hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã kiểu mới năm 2012, tạo được chuỗi liên kết, có đầu ra ổn định cho sản phẩm của người nông dân đóng vai trò quyết định chất lượng của một xã NTM. Vì khi sản phẩm nông sản có nơi tiêu thụ ổn định, khẳng định được uy tín, thương hiệu, đương nhiên thu nhập, đời sống của người dân sẽ được cải thiện và nâng cao. Từ đó, nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân tham gia, đóng góp, đầu tư cho phát triển cộng đồng của hệ thống chính trị tại địa phương sẽ rất dễ dàng. Thế nhưng, không riêng Tân Lợi mà nhiều xã đã về đích NTM trên địa bàn tỉnh đều đang lúng túng, chưa có hướng mở. Đặc biệt, với xã Tân Lợi, một khi việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân và hợp tác xã vẫn còn kéo dài thì người dân rất khó tiếp cận được vốn vay ngân hàng để có điều kiện đầu tư, mở rộng, phát triển sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc thực hiện bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2018-2020 mà UBND tỉnh đã ban hành tại Quyết định số 1821/QĐ-UBND đối với xã Tân Lợi còn quá khó khăn và mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân ở Tân Lợi đạt 50 triệu đồng/người là xa vời.

Quốc Phong

顶: 47踩: 51899