【kèo tỷ số nhà cái】Nhân tố thay đổi cuộc chơi trong chính sách đối ngoại Mỹ
Nhiều nhà phân tích xem thỏa thuận này là một thành công trong "di sản" chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ đương nhiệm. Hơn thế nữa,ântốthayđổicuộcchơitrongchínhsáchđốingoạiMỹkèo tỷ số nhà cái sự sẵn sàng đương đầu với các chỉ trích về thay đổi mối quan hệ với Cuba của ông Obama là chiến thắng ngoại giao, có tác động ảnh hưởng lớn đối với hai hồ sơ quan trọng nhưng vẫn còn dang dở sau:
Thứ nhất, là tiến trình đàm phán hạt nhân Iran. Các cuộc đàm phán giữa Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) với Iran về chương trình hạt nhân của nước này đang diễn ra nóng bỏng và lòng tin đối với Tổng thống Mỹ là quan trọng để tiến trình này đi đến thành công.
Vài ngày trước khi tuyên bố bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba được đưa ra, Cơ quan nghiên cứu theo trường phái bảo thủ "Viện Doanh nghiệp Mỹ" (AEI) đã xuất bản một ấn phẩm cho biết "chế độ Iran đã bày tỏ hoài nghi về việc Tổng thống Obama có thể thực hiện bất kỳ thỏa thuận cam kết nào". Các thượng nghị sĩ Mỹ có thái độ hoài nghi và những đồng minh chủ chốt của Mỹ giữ mối quan ngại về các cuộc đàm phán với Iran đã ngờ vực khả năng ông Obama có thể thực hiện được một thỏa thuận ngoại giao lớn thậm chí với quyền lực riêng của Tổng thống.
Vì vậy, sau tuyên bố thay đổi quan hệ ngoại giao với Cuba, nếu ông Obama cho thấy độ tin cậy đối với phái đoàn đàm phán Iran và trong mắt của người ra quyết định cuối cùng - Giáo chủ Khamenei - những khác biệt trong thỏa thuận với Iran sẽ tự tiêu tan.
Thứ hai, thỏa thuận với Cuba cho thấy một sự tương phản chiến lược. Trong khi người đồng cấp Nga Vladimir Putin "nhe nanh" với láng giềng Ukraine, ông Obama bất ngờ "tự nguyện" đưa ra cam kết bình thường hóa quan hệ với Cuba. Sự tương phản nổi bật này đã khiến thế giới phải lưu tâm. Bằng cách tạo ra hình ảnh khoan dung, độ lượng cũng như sự tiên đoán chiến lược, Washington đã nâng cao vị thế toàn cầu của mình.
Hơn nữa, Mỹ đang đi đến bình thường hóa quan hệ với nước láng giềng nhỏ hơn vào thời điểm kinh tế Mỹ trên đà hồi phục và Washington đang nỗ lực trên mặt trận ngoại giao nhằm mở cửa thương mại toàn cầu lên mức chưa từng có tiền lệ thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như cường quốc này đang tìm cách chế ngự hồ sơ hạt nhân Iran.
Với chính sách thương mại và ngoại giao "tay trong tay", cùng với chiến lược quân sự và những tuyên bố khoa trương, Washington đang muốn báo hiệu các ý định chiến lược và ưu tiên chính trị quốc gia.
Đối với chính quyền Obama, thành công của bước đi ngoại giao này chủ yếu là nhằm làm đảo ngược sự suy giảm nguồn lực sức mạnh mềm của Mỹ, đồng thời xóa bỏ sự hoài nghi cả ở Mỹ và trên thế giới về khả năng Tổng thống Obama có thể khép lại các hồ sơ lớn.