【kết quả club america】Các gói hỗ trợ: Cần đảm bảo không chồng chéo và phức tạp về chính sách

 人参与 | 时间:2025-01-10 10:14:40

Các gói hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 cần thực hiện

Các gói hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 cần thực hiện một cách công khai,ácgóihỗtrợCầnđảmbảokhôngchồngchéovàphứctạpvềchínhsákết quả club america minh bạch, không bỏ sót đối tượng.

Đồng thời, cơ quan hữu quan cần đảm bảo không chồng chéo và phức tạp về chính sách giữa gói hỗ trợ lần một và lần hai.

* PV: Bà đánh giá như thế nào về hiệu quả cách thức các địa phương triển khai gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19?

- Bà Nguyễn Thu Hương:Theo quan sát của Oxfam, đến nay, về cơ bản Chính phủ đã hoàn thành việc chi trả hỗ trợ đối với nhóm đối tượng người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Tuy nhiên, đối với nhóm người lao động có giao kết hợp đồng lao động và người không có giao kết hợp đồng lao động – người lao động tự do, số người nhận được hỗ trợ so với số người thuộc đối tượng hưởng lợi của chính sách là rất ít, hiệu quả chưa cao.

Bà Nguyễn Thu Hương

Bà Nguyễn Thu Hương

Với nhóm người lao động tự do, yêu cầu “có đăng ký thường trú hoặc tạm trú” là rất khó thực hiện vì những người lao động di cư có đặc điểm di biến động cao và thủ tục lấy xác nhận tạm trú ở nhiều địa bàn còn khá phức tạp, rườm rà. Đối với nhóm lao động có giao kết hợp đồng lao động (lao động chính thức), việc yêu cầu đảm bảo đủ cả 3 điều kiện theo Quyết định 15/2020/QĐ-TTg có thể đã bỏ lại khá nhiều người lao động yếu thế, khi các doanh nghiệp không thực thi việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

* PV: Vậy theo bà, cần làm gì để đẩy nhanh việc giải ngân gói hỗ trợ này?

- Bà Nguyễn Thu Hương:Với những bất cập về triển khai chính sách như đã liệt kê ở trên, cần có sự sửa đổi và thực hiện chính sách một cách “công khai, minh bạch và không bỏ sót đối tượng”.

Cụ thể, đối với nhóm lao động không có cam kết hợp đồng lao động bị mất hoặc giảm việc làm, không nên kèm theo bất cứ một quy định nào khác gắn với các quy định của pháp luật và thực thi pháp luật. Cần bỏ yêu cầu “có đăng ký thường trú hoặc tạm trú”; giao cho cán bộ tổ dân phố chịu trách nhiệm khảo sát, thống kê tất cả những người dân đang ở trọ, thuê nhà trong khu vực của mình phụ trách và cả những người đang sống ở các khu tạm bợ, bãi sông. Đồng thời, Chính phủ nên mở rộng hỗ trợ tất cả các nhóm việc làm khác nhau và việc quy định hỗ trợ chỉ cần dựa trên một tiêu chí duy nhất đó là mất hoặc giảm thu nhập. Mức thu nhập giảm hiện tại thấp hơn mức lương tối thiểu, theo quy định về mức lương tối thiểu của Việt Nam.

Đối với nhóm lao động có cam kết hợp đồng lao động bị mất hoặc giảm việc làm, cần bỏ các quy định điều kiện hưởng lợi chính sách sau: “tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hoặc nghỉ việc không hưởng lương, từ 1 tháng liên tục”, “đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc” và “làm việc tại các doanh nghiệp không có tài chính để trả lương... do ảnh hưởng của Covid-19”. Điều kiện hưởng lợi chỉ cần dựa trên một tiêu chí duy nhất là mất hoặc giảm thu nhập do mất, hoặc giảm việc làm, hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động, do ảnh hưởng Covid-19. Mức thu nhập giảm hiện tại thấp hơn so với mức lương tối thiểu, theo quy định về mức lương tối thiểu của Việt Nam.

Tiếp theo đó, chúng ta cần đơn giản hóa các thủ tục đăng ký và nhận hỗ trợ. UBND xã/phường chủ động tiến hành các bước xác nhận hồ sơ, thay vì yêu cầu người lao động phải trình các giấy tờ xác minh. Sau khi UBND xã/phường xác nhận hồ sơ xong thì chi trả tiền hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Đặc biệt, đối người lao động chính thức bị mất việc làm, người lao động được đăng ký xin hỗ trợ trực tiếp lên UBND, không nhất thiết thông qua doanh nghiệp và UBND xã/phường chủ động tiến hành các bước xác nhận hồ sơ và hỗ trợ trực tiếp.

Đồng thời, cơ quan thẩm quyền nên xem xét tăng thời gian và định mức hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp. Thời gian hỗ trợ dài hạn hơn, có thể đến hết năm 2021. Số tháng hưởng hỗ trợ căn cứ vào số tháng thực tế bị mất hoặc giảm thu nhập...

* PV: Mới đây, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện gói hỗ trợ lần 2 cho doanh nghiệp và người lao động. Oxfam có khuyến nghị gì cho việc xây dựng và triển khai hiệu quả gói hỗ trợ lần 2?

- Bà Nguyễn Thu Hương:Việc Bộ LĐTBXH đề xuất gói hỗ trợ lần hai dành cho doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 là rất tích cực. Tuy nhiên cần đảm bảo việc điều chỉnh gói hỗ trợ lần một – sửa đổi Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg toàn diện và hiệu quả, đảm bảo người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 chưa được nhận gói hỗ trợ lần một được tiếp tục nhận, để không ai bị bỏ sót lại phía sau, như đã khuyến nghị ở trên.

Đồng thời, các cơ quan này cần đảm bảo không chồng chéo và phức tạp về chính sách giữa gói lần một và lần hai. Chính phủ nên cân nhắc gộp tổng ngân sách dự kiến hỗ trợ cho người người lao động trong hai gói hỗ trợ (62 nghìn tỷ đồng và 18 nghìn tỷ đồng) trong một chính sách toàn diện, mở rộng và nhất quán như đã khuyến nghị ở trên; cân nhắc thấu đáo các bài học kinh nghiệm của gói hỗ trợ lần một; có tham vấn người dân và các tổ chức xã hội trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách này.

* PV: Xin cảm ơn bà!

Khuyến khích người dân tham gia giám sát

“UBND các tỉnh, thành phố cần huy động sự tham gia, giám sát trực tiếp của các tổ chức xã hội và người dân. Đồng thời, cần tiếp tục duy trì và mở rộng truyền thông để quảng bá số điện thoại đường dây nóng của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, khuyến khích người dân trực tiếp tham gia giám sát, khiếu nại, đóng góp ý kiến khi họ gặp khó khăn, cản trở trong quá trình thực hiện chính sách và các vấn đề khác nổi cộm ở địa phương”. Bà Nguyễn Thu Hương - đại diện Oxfam tại Việt Nam

Luyện Vũ (thực hiện)

顶: 445踩: 41213