Mặc dù ít được nhắc tới hơn so với tên lửa chống tăng Javelin hay NLAW,Điềuítbiếtvềtênlửachốngtăngnộiđịket qua monterrey nhưng tên lửa chống tăng Stugna-P đã thể hiện hiệu suất tác chiến, chứng minh nó là vũ khí diệt tăng hiệu quả.
Tên lửa Stugna-P (phiên bản xuất khẩu gọi là Skif) là thế hệ tên lửa cũ hơn so với Javenlin, được trang bị cho quân đội Ukraine từ năm 2011. Tên lửa có chiều dài 1,1m, đường kính 130/152mm, trọng lượng từ 29,5 đến 38kg tùy theo từng phiên bản. Stugna-P được trang bị đầu đạn nặng 8kg với bệ phóng có trọng lượng 32kg, có tầm bắn hiệu quả lên tới 5,5km vào ban ngày và 3km vào ban đêm.
Hệ thống tên lửa chống tăng này sử dụng phương thức dẫn đường bằng laser, có khả năng xuyên thủng vỏ giáp dày của xe tăng và thiết giáp đối phương. Để vận hành tên lửa Stugna-P cần một nhóm 3 người. Hoạt động của Stugna-P chủ yếu dựa vào sự hướng dẫn của người vận hành.
Nếu như tên lửa Javenlin là vũ khí tự dẫn đường đến mục tiêu sau khi phóng và hoạt động theo cơ chế “bắn và quên”, thì người điều khiển Stugna-P phải luôn giữ tâm ngắm trên mục tiêu trong khi tên lửa đang bay.
Tên lửa di chuyển với tốc độ 200 m/giây và phải mất 25 giây để tiếp cận mục tiêu ở phạm vi tối đa 5km. Đây là một khoảng thời gian dài, nếu mục tiêu đang di chuyển.
Một tính năng khác của tên lửa Stugna là nó có thể được vận hành từ xa. Người điều khiển có thể đứng cách bệ phóng 50m, quan sát mục tiêu thông qua liên kết video ở khoảng cách xa. Nguồn cấp dữ liệu video này thường được các binh sĩ ghi lại bằng điện thoại di động, và đây có lẽ là lý do khiến rất nhiều video về Stugna-P xuất hiện trên mạng xã hội.
Tính đến năm 2021, quân đội Ukraine được cho là đã nhận được hơn 7.000 tên lửa Stugna-P và hơn 100 bệ phóng. Phiên bản xuất khẩu Skif đã được bán cho Thổ Nhĩ Kỳ và Ảrập Xêút, nhưng nhu cầu cấp thiết về vũ khí của Ukraine khiến nhiều loại tên lửa dự định sản xuất cho khách hàng nước ngoài đã được chuyển giao cho các lực lượng của nước này.
Theo VOV