Chuyên mục Ngày này năm xưa trên Báo Công Thương tổng hợp,àynàynămxưaKhởicôngxâydựngNhàmáythuỷđiệnTrịtrực tiếp bóng đá giải giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, quốc tế và các sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 28/4. Sự kiện trong nước và ngành Công Thương Ngày 28/04/2017,Bộ Công Thương có Quyết định 1508/QĐ-BCT về việc điều chỉnh nội dung chỉ định tổ chức giám định phân bón vô cơ của Công ty TNHH Giám định Vinacontrol Thành phố Hồ Chí Minh; Quyết định 1520/QĐ-BCT về việc điều chỉnh nội dung chỉ định tổ chức thử nghiệm phân bón vô cơ của Chi nhánh Công ty Cổ phần tập đoàn Vinacontrol Hải Phòng; Quyết định 1506/QĐ-BCT về việc điều chỉnh nội dung chỉ định tổ chức thử nghiệm phân bón vô cơ; Quyết định 1521/QĐ-BCT về việc điều chỉnh nội dung chỉ định tổ chức thử nghiệm phân bón vô cơ của Công ty Cổ phần tập đoàn Vinacontrol. Ngày 28/04/2016,Chính phủ có Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020. Ngày 28/04/2016,Bộ Công Thương có quyết định 897/QĐ-BTC về việc thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa Km3+4, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Ngày 28/04/2011,Bộ Công Thương có quyết định 2083/QĐ-BCT về việc bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất công nghiệp (serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc) đến năm 2015, có xét đến năm 2025. Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh Ngày 28/4/1928,Nguyễn Ái Quốc nhận được hồi âm lá thư ngày 17/4 báo tin rằng Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản đã chấp nhận đề nghị trở về nước và quyết định gửi một số tiền đi đường cùng trợ cấp ba tháng đầu tiên. Ngày 28/4/1946,Bác Hồ cùng Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng, Bộ trưởng Bộ Lao động Lê Văn Hiến cùng một số vị trong Chính phủ về thị sát đê điều vùng Thái Bình và dự Lễ khánh thành đê Mỹ Lộc và Hưng Nhân. Ngày 28/4/1951,Chủ tịch Hồ Chí Minh dự họp Hội nghị kinh tế và Hội đồng Chính phủ bàn về ngân sách trên tinh thần biên chế mới. Nhật ký Bộ trưởng Lê Văn Hiến ghi chép: “Hồ Chủ tịch động viên tinh thần đồng thời đả thông tư tưởng ráo riết thì ngân sách mới được thông qua… Đồng thời với việc xét ngân sách 1951, còn trình bày chính sách thuế nông nghiệp mới, tuyên bố bỏ chế độ thuế cũ, thủ tiêu tất cả các loại đóng góp lẻ tẻ, lặt vặt ở địa phương, thống nhất tập trung vào một thứ thuế: Nông nghiệp”.
Ngày 28/4/1959,dự Hội nghị 16 Ban Chấp hành Trung ương bàn về hợp tác hoá miền núi, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu nhấn mạnh phải chú trọng vấn đề dân chủ, trình độ văn hoá ở mỗi nơi sao cho hợp lý và vấn đề chính là phải củng cố chính quyền và tổ chức Đảng ở cơ sở cho mạnh... phải có chính sách ưu tiên đối với cán bộ Đảng, Đoàn, quân sự và các ngành đang công tác ở miền núi. Ngày 28/4/1964,Hồ Chủ tịch đã về thǎm Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông (nay là Công ty Rạng Đông). Thực hiện lời cǎn dặn của Bác, Công ty đã sản xuất bóng đèn và phích nước có chất lượng cao, có thể cạnh tranh với hàng cùng loại của nước ngoài, được người tiêu dùng tín nhiệm. Ngày 28/4/1956,thực dân Pháp buộc phải rút quân khỏi miền Nam nước ta, sau buổi lễ hạ cờ Pháp trước phủ Cao Uỷ ở Sài Gòn chấm dứt vĩnh viễn chế độ thực dân cũ và cuộc xâm lược kéo dài 98 nǎm trên đất nước Việt Nam. Để củng cố quốc phòng, giữ gìn hoà bình, bảo vệ thành quả cách mạng và sự nghiệp lao động; nhằm phát huy truyền thống của nhân dân, nâng cao ý thức quốc phòng, phổ cập ý thức quân sự trong nhân dân; ngày 28/4/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh công bố Luật nghĩa vụ quân sự. Luật nghĩa vụ quân sự đã đáp ứng được sự mong mỏi của nhân dân lao động để bảo vệ Tổ quốc. Luật đã xác định: "Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân Việt Nam đối với Tổ quốc". Nhiều nǎm nay, việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự đã trở thành quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người dân. Ngày 28/4/1975,một biên đội gồm 5 máy bay A37 do phi công Nguyễn Vǎn Lục chỉ huy, phi công Nguyễn Thành Trung (người đã ném bom dinh Độc lập ngày 8 tháng 4) dẫn đường cất cánh từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) bay về phía Sài Gòn. Vượt qua mạng lưới ra đa cảnh giới của địch, biên đội đã ném bom chính xác vào khu vực để máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất, phá huỷ 24 máy bay. Tiếng bom nổ ở Tân Sơn Nhất làm rung chuyển cả thành phố Sài Gòn. Quân địch kinh hoàng vì bất ngờ. Pháo cao xạ và không quân của chúng không kịp phản ứng. Việc di tản bằng máy bay có cánh cố định từ sân bay Tân Sơn Nhất bị tê liệt. Mỹ buộc phải tổ chức "Chiến dịch di tản liều mạng" bằng máy bay lên thẳng. Bộ đội không quân anh hùng đã lập thêm một chiến công làm rạng rỡ truyền thống của quân chủng, dùng máy bay lấy được của địch đánh địch. Phi đội máy bay lập chiến công ngày 28/4 được mang tên "Phi đội quyết thắng". Cùng ngày 28/4/1975, ta đã giải phóng Bà Rịa.
Ngày 28/4/1984, khởi công xây dựng công trình chính tuyến đập và tuyến nǎng lượng của Nhà máy thuỷ điện Trị An trên sông Đồng Nai. Nhà máy này đã được xây dựng xong nǎm 1990, có công suất 420MW, sản lượng điện 1 tỷ 700 triệu KW giờ một nǎm. Nhà máy thuỷ điện Trị An là nhà máy lớn thứ hai của nước ta hiện nay, sau Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên Sông Đà. Sự kiện quốc tế Môrisơ Tôsê (Maurice Thoez) sinh 28/4/1900, qua đời nǎm 1964. Ông là nhà hoạt động chính trị của nước Pháp và của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Tháng 3/1919, ông vào Đảng Xã hội Pháp và tích cực vận động để thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Ông đã giữ nhiều chức trách trong ĐCS Pháp: Uỷ viên Trung ương Đảng (nǎm 1924), Uỷ viên Bộ Chính trị (nǎm 1925), Tổng Bí thư Đảng (từ nǎm 1930 đến nǎm 1964). Môrisơ Tôsê là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam. Cùng với Đảng Cộng sản Pháp, ông kịch liệt lên án cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương, ủng hộ nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. |