TheụySĩchặnĐứcchuyểnđạndượcchoKievNgabịtốmuốngiảmdânđôtỉ lệ cươco Reuters, thông tin trên do tờ SonntagsZeitung của Thụy Sĩ đăng tải. Động thái diễn ra đúng vào lúc Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang phải đối mặt với những chỉ trích ngày càng tăng về việc chính phủ của ông không cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine nhằm giúp quốc gia Đông Âu chống lại các lực lượng Nga, ngay cả khi các nước đồng minh phương Tây khác đẩy mạnh viện trợ.
Xe chiến đấu Marder do nhà sản xuất vũ khí Đức Rheinmetall chế tạo, sử dụng đạn được sản xuất tại Thụy Sĩ.
Tờ SonntagsZeitung dẫn lời phát ngôn viên của Ban Thư ký quốc gia Thụy Sĩ về các vấn đề kinh tế (SECO) cho biết, cơ quan này đã nhận được 2 yêu cầu của Đức về việc chuyển giao đạn dược từ Thụy Sĩ cho Ukraine. “Cả hai yêu cầu của Đức đều bị bác bỏ vì tính trung lập của Thụy Sĩ và các quy định từ chối bắt buộc trong luật về vật liệu chiến tranh”, người phát ngôn SECO giải thích.
Thụy Sĩ đã từ bỏ thông lệ trước đây khi cho triển khai các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga vì chiến dịch tấn công quân sự ở Ukraine. Song, nhà chức trách nước này quả quyết, tính trung lập không cho phép họ cung cấp vũ khí tới những khu vực xung đột.
Tháng trước, Zurich cũng từ chối yêu cầu của Ba Lan về viện trợ vũ khí cho Kiev.
Nga bị tố tìm cách giảm dân số ở miền đông Ukraine
Tymofiy Mylovanov, một cố vấn cho chính phủ Ukraine cáo buộc các lực lượng Nga "đang nỗ lực làm giảm dân số" ở miền đông nước này, trong bối cảnh giao tranh ác liệt xảy ra tại đây.
Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên CNN tại Lviv, ông Mylovanov bày tỏ: "Tôi nghĩ thông điệp của họ gửi đi rất rõ ràng. Nếu bạn đầu hàng giống như Crưm năm 2014, sẽ không có gì xảy ra đối với bạn. Nếu bạn kháng cự, giống như Donbass, giống như miền đông của Ukraine, bạn sẽ bị hủy diệt, dù bạn là quân nhân hay dân thường".
Khi được hỏi về hy vọng của Ukraine đối với một chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông Mylovanov nói, lãnh đạo Nhà Trắng nên đến Kiev vì điều đó sẽ giúp giảm nhuệ khí của quân đội Nga và cô lập Moscow thêm nữa.
Moscow mới đây tiết lộ, mục tiêu của giai đoạn 2 chiến dịch tấn công quân sự là giành "toàn quyền kiểm soát" miền nam Ukraine cũng như khu vực phía đông Donbass và thiết lập một hành lang trên bộ nối Nga với Crưm, bán đảo đã sáp nhập vào Nga năm 2014. Ukraine đã "đẩy lùi nhiều cuộc tập kích của Nga dọc theo đường liên lạc ở Donbass trong tuần này", theo thông tin tình báo cập nhật từ Bộ Quốc phòng Anh ngày 24/4.
Ông Mylovanov, người hiện giữ chức Chủ tịch Trường Kinh tế Kiev, cho hay Ukraine cần pháo tầm xa của Mỹ để chống quân Nga. Ông giải thích, điều này là vì các lực lượng Nga sử dụng chiến thuật khác giai đoạn đầu, đối với địa hình khác biệt ở Donbass. Ông nói thêm, Kiev hiện cũng cần quốc tế viện trợ tài chính và huấn luyện quân sự.
Nga tuyên bố phá hủy hàng trăm mục tiêu quân sự của Ukraine
Hãng thông tấn Tass dẫn lời Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/4 tuyên bố, các đơn vị tên lửa và pháo binh của nước này đã bắn phá 423 mục tiêu quân sự của Ukraine qua đêm, bao gồm 26 sở chỉ huy cũng như 367 điểm phòng ngự, tập kết nhân, vật lực của nước láng giềng.
Theo ông Konashenkov, các lực lượng Moscow ngày 23/4 đã dùng tên lửa có độ chính xác cao để triệt phá một kho vũ khí, là nơi Kiev "cất giữ lượng lớn khí tài do Mỹ và các nước châu Âu viện trợ" tại sân bay quân sự gần thành phố Odessa, miền nam đất nước.
Người phát ngôn tuyên bố, kể từ khi chiến sự bùng phát, binh lính Nga đã phá hủy 141 máy bay, 110 trực thăng, 541 máy bay không người lái, 264 hệ thống tên lửa, gần 2.500 xe tăng và xe thiết giáp, 278 hệ thống phòng đa tên lửa, hơn 1.000 khẩu pháo và súng cối của Ukraine.
Tuấn Anh