当前位置:首页 > Thể thao

【kết quả hạng 1 trung quốc】Doanh nghiệp kiến nghị gì tại Diễn đàn cấp cao về năng lượng?

Bốn nhiệm vụ trọng tâm để phát triển ngành năng lượng
Nghị quyết 55 đã tạo chiếc áo mới cho năng lượng Việt Nam
Sắp diễn ra Diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020
4003 1
Nhiều doanh nghiệp tới tham dự Diễn đàn cấp cao năng lượng Việt Nam 2020.

Đại diện Tập đoàn Trung Nam, ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng Giám đốc cho biết, Nghị quyết số 55/2020/NQ-TW đã "cởi trói" và tạo niềm tin cho khối DN tư nhân khi đã giải quyết hai vấn đề lớn là cho phép tất cả các thành phần kinh tế đều được tham gia vào phát triển năng lượng, đồng thời, tháo bỏ những rào cản và xoá bỏ độc quyền để tư nhân tham gia vào truyền tải.

“Đây là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tư nhân tham gia vào phát triển năng lượng nhanh và bền vững. Đơn cử, hiện nay Trung Nam đang có đường dây truyền tải 500KV dài 15km, DN tư nhân làm chỉ mất 6-8 tháng, nhưng nếu Tập đoàn EVN làm thì phải mất tới 4 năm. Thật ra, EVN có tiềm lực tài chính nhưng họ phải tuân thủ quy trình với nhiều thủ tục, còn DN tư nhân có thể làm ngay”, ông Tiến nói.

Cho rằng tạo điều kiện cho DN tư nhân vào cả phát triển nguồn năng lượng và hạ tầng sẽ đẩy nhanh thực hiện các dự án nói riêng và phát triển thị trường năng lượng nói chung, đại diện Tập đoàn Trung Nam nhấn mạnh, với việc ban hành Nghị quyết 55, Đảng, Chính phủ đã cho DN đòn bẩy, nhưng DN cần điểm để đặt đòn bẩy, nghĩa là cần hành lang pháp lý hoàn thiện, cần cơ chế chính sách thuận lợi, tạo điều kiện để DN bật lên.

“Mong rằng các bộ, ngành đưa ra hành lang pháp lý và các điều kiện cần và đủ để tư nhân tham gia vào thị trường năng lượng”, ông Tiến kiến nghị.

4235 tham gian hang 1
Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương thăm gian hàng của các DN.

Tại diễn đàn, bà Bùi Thị Hồng Vân, Giám đốc Công ty Angelin Energy, một DN FDI cho biết, Angelin Energy chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh quốc tế mảng khí thiên nhiên, xây dựng các cảng LNG (khí tự nhiên hóa lỏng), con đường xây dựng phát triển năng lượng khí, năng lượng sạch, kinh nghiệm phát triển tại các thị trường quốc tế và có những đề xuất đến Chính phủ, cơ quan ban ngành về quy chuẩn kỹ thuật, khung pháp lý cho lĩnh vực này.

“Vừa qua, JAPEX - Japan Petroleum Exploration chính thức trở thành đối tác chiến lược của Angelin Energy trong việc xây dựng các dự án khí hóa lỏng quy mô nhỏ (SS LNG) tại Việt Nam. Quyết định 55 tạo điều kiện giúp những doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài như Angelin Energy có cơ hội tham gia mạnh mẽ hơn trong ngành, hợp tác với các nhà đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư dài hạn cho các dự án”, bà Bùi Thị Hồng Vân nói.

Theo chia sẻ, hiện tại, Angelin Energy đang tập trung vào dự án SS LNG với đối tác chiến lược là Tập đoàn dầu khí quốc gia Nhật - Japex. Tuy nhiên, để có thể nhập khẩu LNG cần giải quyết vấn đề trạm thu và lưu trữ tại đất liền có thể giúp lưu trữ với số lượng lớn, nhưng đòi hỏi đầu tư và vốn lớn.

Với LNG iso tank (container bồn để vận chuyển LNG) sẽ không cần đầu tư nhiều về trạm lưu trữ, nhưng vẫn có thể thực hiện đầy đủ các chức năng về nhập và phân phối nguồn nguyên liệu tại cảng như các phương pháp khác.

Tuy nhiên, hiện LNG đã được khai thác tại thị trường Việt Nam, còn LNG iso tank thì vẫn chưa được khai thác nhiều, chưa có cơ chế chính sách cụ thể cho việc NK loại bồn chưa chuyên dụng này.

“Chúng tôi mong muốn việc nhập khẩu ISO tank sẽ được cho phép như một phương pháp để cung ứng tới các nhà máy công suất lớn tại Việt Nam, đồng thời mong muốn được tiếp cận nhiều hơn các thủ tục đăng ký liên quan. Chúng tôi cũng mong rằng các ban ngành liên quan sẽ tạo cơ chế, mở ra cơ hội tốt để các nhà đầu tư FDI có thể đầu tư, nhập khẩu và phát triển các dự án ISO tank tại thị trường Việt Nam”, đại diện Angelin Energy kiến nghị.

Dưới góc độ của DN phát triển điện mặt trời, ông Nguyễn Hải Vinh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Năng lượng Tái tạo BIM (Tập đoàn BIM Group) cho biết, DN của ông đầu tư dự án điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận, tuy nhiên, năm 2019, DN đã gặp khó khăn do hạn chế công suất lưới truyền tải.

“Trước tình trạng này, Chính phủ, Bộ Công Thương, UBND tỉnh Ninh Thuận đã nỗ lực cải tạo đường dây 110KV Ninh Phước - Phú Lạc; cải tạo nâng công suất Trạm 220KV Tháp Chàm, Trạm 500KV Vĩnh Tân; đưa vào sử dụng trạm 220KV Ninh Phước. Nhờ đó, các dự án điện mặt trời đấu nối lưới 110KV gần đây đã được phát, giải tỏa công suất nhiều hơn”, ông Nguyễn Hải Vinh nói.

Cùng với đó, đại diện DN này mong muốn với sự tích cực vào cuộc của EVN, một loạt các dự án công trình mới, dự án nâng cấp, cải tạo công trình cũ sẽ được đưa vào sử dụng trên lưới 110KV, 220KV hay thậm chí 500KV (gồm cả đường dây và trạm), tình hình giải tỏa công suất cho các nguồn phát chắc chắn sẽ tiếp tục cải thiện.

Dự kiến, hơn 2.000MW điện mặt trời sẽ được xây dựng đến cuối năm 2020, trong đó, BIM Group dự kiến sẽ có thêm 50MW được đưa vào vận hành nâng tổng công suất lên trên 400MW điện mặt trời đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận. Do đó, doanh nghiệp này mong muốn những tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp tiếp tục đi đúng hướng như hiện nay.

分享到: