Bộ Nội vụ vừa trình Chính phủ dự án luật sửa đổi,ỷluậtcánbộvềhưuKhôngphảicứquantomớiviphạmlớbxh hạng 2 trung quốc bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức. Một trong những điểm mới đáng lưu ý trong lần sửa đổi này là những quy định liên quan đến việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu nhưng có vi phạm khi còn đương chức. Trong đó, phương án: chỉ quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên ở Trung ương, cấp Phó Chủ tịch tỉnh và tương đương trở lên ở địa phương đang nhận được nhiều luồng ý kiến khác nhau. Vô tình tạo “vùng cấm” khó kiểm soát Góp ý vào dự án luật sửa đổi, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết, ông không ủng hộ phương án trên vì như vậy sẽ không đảm bảo sự công bằng trong việc xử lý kỷ luật cán bộ. Theo ông, tất cả cán bộ công chức, viên chức đều là công bộc của dân thì đều có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm như nhau, cho nên phải được đối xử công bằng trước pháp luật chứ không thể “nặng” bên này, “nhẹ” bên kia. Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh. Hơn nữa, không phải cứ “quan to” mới vi phạm lớn. Vì xét về phạm vi quyền hạn, đôi khi một vị Thứ trưởng hay Phó Chủ tịch tỉnh chưa chắc đã bằng một Chủ tịch huyện. Thậm chí, một Vụ trưởng, Giám đốc Sở, hay một cán bộ có vị trí ở lĩnh vực nhạy cảm như đầu tư, đất đai... dù quyền lực không bằng nhưng cũng có thể vi phạm rất nặng, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Một điều lo lắng rằng, “tư duy nhiệm kỳ” vốn dĩ đã và đang tồn tại ở một số cán bộ với biểu hiện chỉ tập trung vào các hoạt động thu lợi cho bản thân, gia đình và nhóm lợi ích của mình trong nhiệm kỳ đương chức, bất chấp trách nhiệm bản thân, nguyên tắc tổ chức hay quy định pháp luật. Cho nên, khi cán bộ về hưu mới phát hiện được sai phạm nếu không xử lý thì họ sẽ cố tình vi phạm vì yên tâm “hạ cánh an toàn”. Bởi vậy, đề xuất chỉ xử lý kỷ luật cấp Thứ trưởng và tương đương, Phó Chủ tịch tỉnh và tương đương vi phạm nghiêm trọng trong quá trình công tác đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu sẽ không bao phủ hết được các đối tượng, vô hình chung tạo thành “vùng cấm” khó kiểm soát. “Như vậy vô tình chúng ta “bỏ lọt” các đối tượng, dễ dẫn đến tâm lý “tư duy nhiệm kỳ”, “hy sinh đời bố, củng cố đời con”– ông Dĩnh cho biết. Đảm bảo sự công bằng Với phương châm có công thì được khen thưởng xứng đáng, có tội thì phải trừng trị đúng mức theo luật pháp. Thực tế từ Đại hội XII đến nay, việc xử lý kỷ luật cán bộ sau khi về hưu đã có tiền lệ như trường hợp ông Vũ Huy Hoàng bị xoá tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016; ông Võ Kim Cự bị xoá tư cách nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2005-2010 và nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2010 – 2015; ông Nguyễn Bắc Son cũng bị xoá tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhiệm kỳ 2011-2016. Việc xử lý cán bộ không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, giữ chức vụ gì trong thời gian vừa qua thể hiện tinh thần khách quan, dân chủ, công bằng, không có chuyện “hy sinh đời bố, củng cố đời con”, “hạ cánh an toàn” đồng thời có ý nghĩa giáo dục, răn đe những cán bộ công chức, viên chức khác. Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, phương án đề xuất kỷ luật tất cả cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm nhưng đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu là khả thi nhất. “Chúng ta đang cố gắng làm sao trong thể chế, quy định đều đảm bảo cán bộ không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng và không thể tham nhũng được. Quan trọng nhất là tuyên truyền, răn đe ngay từ đầu để cán bộ công chức không dám vi phạm và đã vi phạm thì dù về hưu hay nghỉ việc bao nhiêu năm rồi thì vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm, tuyệt đối không có chuyện “hạ cánh an toàn” – ông Dĩnh cho biết thêm. Đánh giá việc sửa đổi một số điều của Luật cán bộ công chức, viên chức là sự cần thiết khách quan, song ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đặt câu hỏi: “Trong thực tiễn, có thể Thứ trưởng, Phó Chủ tịch tỉnh trở lên tham nhũng, tiêu cực, nhưng cán bộ cấp dưới cũng hoàn toàn có thể tham nhũng, thậm chí tham nhũng lớn hơn thì tại sao không bị xử lý?”. Ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Theo ông, việc chỉ xử lý nhóm đối tượng lãnh đạo mà “bỏ qua” nhóm cán bộ cấp dưới là không công bằng và không bảm đảm sự bình đẳng giữa các cán bộ với nhau. Song, nếu phải theo dõi xử lý tất cả cán bộ, công chức kể từ khi họ nghỉ hưu thì phạm vi quá rộng, do đó nên khu trú lại nhóm cán bộ công chức có khả năng vi phạm pháp luật hoặc có điều kiện để tham nhũng, tiêu cực, tránh tình trạng dàn trải cũng như việc có quy định nhưng không thực thi. “Bài học thực tế thời gian qua trong xử lý kỷ luật cán bộ về hưu cho thấy chúng ta không chỉ cách nguyên chức vụ của họ mà còn truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm pháp luật, bồi hoàn tài sản cho Nhà nước nếu xác định cán bộ vi phạm về kinh tế. Chứ không có chuyện cán bộ tham nhũng khi về hưu bị phát hiện chỉ bị cách hết chức vụ danh dự thì không có nhiều ý nghĩa” – ông Bùi Sỹ Lợi nói và nhấn mạnh thêm “công chức- công bộc của dân thì dứt khoát phải xử lý bình đẳng ngang nhau. Luật được ban hành phải điều chỉnh ở tất cả các đối tượng cán bộ công chức”./. |