发布时间:2025-01-25 05:19:37 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Dồn dập mua lại doanh nghiệp Việt
Lâu nay,àđầutưHànQuốcsốtsắngrótvốnvàongànhtàichínhViệkết quả trận đấu đêm nay doanh nghiệp tài chính xứ Hàn thường chọn cách thành lập công ty con 100% vốn tại Việt Nam. Tuy nhiên, xu hướng này đã có sự thay đổi lớn trong năm 2017, khi hàng loạt doanh nghiệp Hàn Quốc vừa “mạnh tay” thâu tóm các đối tác Việt.
Đơn cử, cuối tháng 9 vừa qua, công ty con của Tập đoàn Lotte là Lotte Card thông báo sẽ mua lại Công ty Tài chính Techcom Finance của Techcombank, với mức giá dự tính là 87,5 tỷ won (tương đương 1.700 tỷ đồng). Sau khi thương vụ này hoàn tất, Lotte Card sẽ trở thành công ty tài chính Hàn Quốc đầu tiên được phát hành thẻ tín dụng ở Việt Nam.
Trước đó, KB Securities cho biết sẽ sớm hoàn tất việc mua lại toàn bộ CTCK Maritime (MSI). Tuần qua, MSI đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường tại Hà Nội nhằm bầu bổ sung 3 đại diện Hàn Quốc vào HĐQT Công ty. Được biết, KB Securities là CTCK lớn thứ 3 Hàn Quốc, trực thuộc Tập đoàn KB Financial Holdings, dự chi 33 triệu USD (tương đương 749 tỷ đồng) cho thương vụ này.
Thời gian qua, thị trường cũng xôn xao trước thông tin Samsung Securities sẽ cùng một đối tác Hồng Kông mua lại 40% cổ phần của Dragon Capital, quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam. Theo nguồn tin, phần vốn góp của Samsung Securities là 10% và công ty con của Tập đoàn Samsung này sẽ không tham gia điều hành Dragon Capital. Dù vậy, cho đến nay, thương vụ vẫn chưa được người trong cuộc xác nhận.
Lotte dự chi 1.700 tỷ đồng để mua lại Techcom Finance. |
Tháng 8/2017, một doanh nghiệp khác trực thuộc Samsung là Samsung Fire & Marine Insurance (SFMI) đã hoàn tất việc mua 20% cổ phần tại Bảo hiểm Petrolimex (PJICO). Sau khi chi 533 tỷ đồng để trở thành cổ đông chiến lược của PJICO, SFMI cho biết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp này phát triển mảng bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.
Ngoài ra, còn phải kể đến thương vụ Shinhan Bank mua lại mảng bán lẻ của ANZ Việt Nam vào cuối tháng 4/2017. Shinhan Bank đã lập ngân hàng con tại Việt Nam từ năm 2009.
Làn sóng M&A đi theo dòng vốn FDI?
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Jacob Won, Giám đốc điều hành Locus Capital cho biết, xu hướng M&A với doanh nghiệp tài chính nội địa là một phần trong chiến lược “tổng tấn công” trên nhiều lĩnh vực của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam. Khi thị trường tài chính Hàn Quốc đã phát triển đến mức bão hòa, các doanh nghiệp “xứ kim chi” cần tận dụng lợi thế nguồn vốn rẻ sẵn có để đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam.
“Trong khu vực, thị trường tài chính Việt Nam được đánh giá là có dư địa phát triển rất lớn. Nhiều khách hàng của chúng tôi rất hào hứng với câu chuyện thành công của doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam và liên tục tìm kiếm thông tin về thị trường này”, ông Won chia sẻ.
Hiện nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư FDI số 1 tại Việt Nam, với mức vốn đầu tư tổng cộng là 50,5 tỷ USD. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2017, các nhà đầu tư xứ Hàn đã rót 4,95 tỷ USD vào thị trường trong nước. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế, việc các doanh nghiệp tài chính Hàn Quốc đi theo phục vụ dòng vốn FDI dồi dào này là điều dễ hiểu.
“Gần đây, thay vì thành lập công ty con, doanh nghiệp Hàn Quốc chuyển hướng qua M&A nhằm tận dụng lợi thế mối quan hệ, nhân sự và kiến thức thị trường có sẵn của các đối tác Việt. Quan trọng hơn, cơ hội kinh doanh của họ không chỉ dừng ở mức cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc như trước đây, mà sẽ mở rộng ra toàn bộ thị trường nội địa Việt Nam với 90 triệu dân,” TS. Hiếu phân tích.
Vị chuyên gia này cho biết thêm, không loại trừ khả năng những căng thẳng chính trị gần đây giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đòi hỏi các doanh nghiệp xứ kim chi phải nhanh chóng tìm kiếm thị trường mới trong khu vực, và Việt Nam là địa điểm tiềm năng cho dòng vốn này.
Chia sẻ về khó khăn của nhà đầu tư Hàn Quốc khi tìm hiểu đối tác Việt Nam, ông Hong Sun, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KorCham) cho biết, đó là tính minh bạch chưa cao và chất lượng quản trị công ty còn hạn chế.
“Nếu cải thiện được những hạn chế này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ còn thu hút được nhiều dòng vốn đầu tư hơn nữa, không chỉ từ Hàn Quốc, mà còn từ các quốc gia khác.
Giữa Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng trong văn hoá, ẩm thực, tín ngưỡng và đời sống, nên tôi tin rằng, sắp tới, không chỉ doanh nghiệp tài chính lớn, mà các công ty vừa và nhỏ của Hàn Quốc cũng sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam”, ông Sun nói.
相关文章
随便看看