【kèo lecce】Tập trung tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bền vững

Năm 2016 khép lại với nhiều thách thức,ậptrungtăngtrưởngkinhtếtheochiềusubềnvữkèo lecce do tình hình kinh tế thế giới và trong nước chưa được phục hồi mạnh, nhất là không lường trước tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra nghiêm trọng... Nhưng nhờ sự phấn đấu vượt bậc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm qua tiếp tục chuyển biến tích cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Hue (trai) va Chu tịch UBND tỉnh Lữ Van Hung tai Lễ khai mạc Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long (MDEC - Hậu Giang 2016).

 

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và 4 chương trình hành động giai đoạn 2016-2020, 16 đề án theo ngành. Điều đáng phấn khởi trong năm 2016 là 19 chỉ tiêu đề ra đều thực hiện đạt và vượt. Trong đó, có 13 chỉ tiêu vượt kế hoạch, 6 chỉ tiêu đạt. Đối với khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (khu vực I), bên cạnh những kế hoạch, chương trình đã chủ động đối phó khó khăn, nhưng trong dự báo không lường hết mức độ ảnh hưởng của nắng hạn, sạt lở, nước mặn tràn sâu vào địa bàn tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2016, đánh giá tăng trưởng kinh tế khu vực này âm 4,65%, làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung. Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã tập trung dồn sức chỉ đạo quyết liệt với nhiều nhóm giải pháp, kết quả đến cuối năm khu vực này có sự tăng trưởng dương so với cùng kỳ (0,86%). Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã quan tâm đối thoại với doanh nghiệp, tập trung cải cách hành chính, tạo điều kiện cho khu vực công nghiệp - xây dựng (khu vực II) và khu vực thương mại - dịch vụ (khu vực III) phát triển mạnh hơn. Kết quả là giá trị công nghiệp đã tăng khá 12,94%. Thương mại, dịch vụ, xuất khẩu có mặt đạt rất cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt kế hoạch và tăng 9,8% so cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trực tiếp, ủy thác và dịch vụ đại lý chi trả ngoại tệ tăng 37,46% so với cùng kỳ, vượt 26,5% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa. Khu vực I giảm 2,6% (chiếm 32,5%), khu vực II tăng 0,5% (chiếm 21,5%) và khu vực III tăng 2,1% (chiếm 46%). Tổng mức đầu tư toàn xã hội trong năm 2016 tiếp tục tăng cao với hơn 15.500 tỉ đồng, vượt 2,2% kế hoạch, tăng 8,4% so cùng kỳ. Thu ngân sách gần 7.000 tỉ đồng, đạt hơn 183% dự toán Trung ương giao. Nhờ những điểm sáng đó, đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế chung lên 6,6% - mức tăng trưởng thuộc loại khá ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong năm qua, nguồn vốn xây dựng cơ bản tuy còn hạn hẹp, nhưng tỉnh đã chọn ưu tiên tập trung đầu tư 18 công trình trọng điểm, như: Công trình hạ tầng Khu hành chính mới thị xã Ngã Bảy, Trung tâm Hội nghị tỉnh, đường nối Vị Thanh - Cần Thơ, đường 19 Tháng 8 (TP.Vị Thanh), Đường tỉnh 930, bờ kè sông Lái Hiếu, kè chống sạt lở hai bên sông Cái Lớn (huyện Long Mỹ), bờ kè chống sạt lở kênh xáng Xà No giai đoạn 2, hệ thống đê bao Long Mỹ - Vị Thanh, hệ thống ngăn mặn Nam kênh Xà No, Trường Trung cấp Kỹ thuật, Trung tâm Y tế các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, TP.Vị Thanh, các công trình phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế. Đến nay, phần lớn các công trình này đã được đưa vào khai thác. Điểm nổi bật khác là năm qua tỉnh tổ chức thành công Diễn đàn hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long - Hậu Giang. Qua đó tìm cơ chế, chính sách phù hợp cho vùng hội nhập, phát triển kinh tế; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại, quảng bá du lịch, tìm các giải pháp phù hợp để vùng đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu...

Ông Lữ Văn Hùng (trái), Ủy viên Trung ương Đang, Chủ tịch UBND tỉnh, tặng quà lưu niệm cho Đoàn công tác Cộng hòa Liên bang Đức.

Bên cạnh phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có bước tiến bộ. Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh. Khoa học công nghệ được quan tâm, các nhiệm vụ, đề tài khi nghiệm thu đạt yêu cầu được chuyển giao ứng dụng hiệu quả, chủ yếu là trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có chuyển biến, các cơ sở y tế, trang thiết bị khám chữa bệnh được đầu tư, hiện có 75/76 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Đặc biệt là với sự nỗ lực quan tâm của cả hệ thống chính trị đã tuyên truyền vận động số người tham gia mua bảo hiểm y tế vượt chỉ tiêu Chính phủ giao. Phong trào “Xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đạt nhiều kết quả, góp phần tích cực nâng cao mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Nhiều mô hình mới, cách làm hay, gương người tốt trên các lĩnh vực được nhân rộng. Thực hiện chính sách giảm nghèo, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Năm qua, các ngành, địa phương đã triển khai các giải pháp hỗ trợ nhân dân thoát nghèo, kết quả giảm 2,36% hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 12,91%. Xây dựng nông thôn đạt thêm nhiều kết quả mới. Tình hình an ninh chính trị được ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác dân vận của chính quyền đi vào chiều sâu, tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu đã đề ra.

Có thể thấy, năm 2016 là giai đoạn chuyển giao, nên một số chủ trương, chính sách triển khai chậm không liên tục. Bên cạnh đó, cũng phát sinh nhiều yếu tố không thuận lợi khác như: nhiều thông tin không tốt liên quan tới tỉnh gây ảnh hưởng đến tâm lý chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh; tình hình xâm nhập mặn; nguồn lực hạn chế làm chi phối đến kế hoạch phát triển. Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, nhưng Hậu Giang đã đạt được những thành tích như vậy là đáng phấn khởi. Kết quả có được đó là có sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp linh động, nhịp nhàng của các cơ quan tham mưu, tính chủ động của địa phương, cũng như sự phối hợp giữa UBND, UBMTTQVN tỉnh, các đoàn thể và sự đồng thuận cao của nhân dân trong tỉnh ngày càng gắn kết chặt chẽ, hiệu quả.

Vui mừng trước những kết quả đạt được, chúng ta không khỏi băn khoăn về một số vấn đề tồn tại, hạn chế. Đó là nhiều lĩnh vực phát triển nhưng chưa thật sự ổn định, bền vững. Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; sức cạnh tranh của hàng nông sản còn yếu, số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn rất ít. Việc triển khai các cơ chế, chính sách cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thời gian qua được quan tâm thực hiện, nhưng từng lúc, từng nơi công tác tổ chức triển khai còn chậm, chưa cụ thể và chưa dứt điểm. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn. Một số công trình, dự án trọng điểm còn chậm tiến độ, trong đó có một số công trình do thiếu vốn và vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Việc triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch tái cơ cấu kinh tế ở một số ngành, địa phương còn chưa tập trung. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn rất hạn chế; chất lượng dịch vụ chưa được cải thiện; đào tạo nghề lao động nông thôn triển khai chậm. Việc đưa các tiến bộ khoa học và công nghệ xuống nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn còn cao. Nguồn lực đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai còn ít; tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, lốc xoáy và sạt lở đất diễn biến ngày càng phức tạp, chưa có những giải pháp căn cơ để khắc phục. Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh chưa được cải thiện nhiều…

Ông Lữ Văn Hùng (trái), Ủy viên Trung ương Đang, Chu tịch UBND tỉnh, thị sát tiến độ thi công tại Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam.

Bước vào năm 2017, dự báo tình hình chung vẫn có thuận lợi, khó khăn đan xen, nhưng khó khăn vẫn là chủ yếu. Đối với Hậu Giang, xét về tổng thể khó khăn lớn nhất vẫn là thiếu nguồn lực đầu tư và tác động của biến đổi khí hậu. Do đó, thời gian tới đòi hỏi sự nỗ lực rất cao của các cấp, của các ngành, tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huy động có hiệu quả nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chủ động khắc phục những khó khăn, thách thức, tập trung hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra.

Mục tiêu lớn xuyên suốt trong cả giai đoạn 2016-2020 là duy trì nâng cao chất lượng tăng trưởng theo chiều sâu, bền vững và phát triển đồng bộ các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Dù dự báo sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức và những hạn chế nội tại, nhưng tỉnh chủ trương không điều chỉnh hạ thấp các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mà ngược lại phải xác định những mũi đột phá và tìm ra những giải pháp sát hợp, khả thi. Từ đó có quyết tâm chính trị cao nhất để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu chung trong năm 2017 là tiếp tục tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bền vững với tốc độ tăng trưởng từ 6,7-7,2%; cơ cấu kinh tế phát triển đồng bộ khu vực I tăng 2,1%, khu vực II tăng 10,78%, khu vực III tăng 8%. Để thực hiện đạt các mục tiêu trên cần phải tập trung thực hiện quyết liệt hơn nữa các giải pháp tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trọng tâm là tái cơ cấu nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, đầu tư công. Tích cực vận dụng các cơ chế chính sách để huy động mạnh các nguồn vốn thuộc mọi thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển. Phấn đấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 16.000 tỉ đồng, tăng 5,5% so cùng kỳ. Nhân rộng các mô hình, dự án khoa học công nghệ, chú trọng vào lĩnh vực nông nghiệp. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hướng đến mục tiêu có 900 doanh nghiệp khởi nghiệp trong năm nay. Hỗ trợ để cải thiện, nâng chất các loại hình dịch vụ như vận tải, logistic, y tế, giáo dục, viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, thương mại… tạo sức bật năng động của lĩnh vực dịch vụ. Phải tạo được những dấu ấn trong cải thiện chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh.

Tiếp tục tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương; sự chia sẻ hợp tác, liên kết, giúp đỡ của các tỉnh, thành trong cả nước, cộng đồng doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà báo, văn nghệ sĩ, các tôn giáo, bạn bè quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài. Chủ động, tích cực tham gia liên kết vùng, liên kết với các tỉnh, thành trong cả nước tạo thêm động lực cho phát triển. Bên cạnh giải pháp phát triển kinh tế, quan tâm thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Năm 2017 tiếp tục là năm tiền đề để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển giai đoạn 2016-2020 với nhiều yêu cầu, nhiệm vụ mới cao hơn. Với ý nghĩa đó, tôi mong muốn toàn thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hậu Giang tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, cùng xây dựng quyết tâm chính trị cao nhất, thể hiện tinh thần quyết liệt, đồng thuận, đồng lòng triển khai thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra, góp phần xây dựng quê hương Hậu Giang ngày càng văn minh, giàu đẹp.

LỮ VĂN HÙNG

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

La liga
上一篇:Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
下一篇:Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm