当前位置:首页 > Cúp C2 > 【dự đoán trận croatia】Tổ chim sẻ trên chạc cây 正文

【dự đoán trận croatia】Tổ chim sẻ trên chạc cây

来源:88Point   作者:World Cup   时间:2025-01-10 14:49:40

Từ hôm ấy,ổchimsẻtrênchạccâdự đoán trận croatia ngoài những giờ lên lớp chị hay để ý đến cái tổ chim sẻ. Chị mong ngóng từng ngày cho mấy chú sẻ con ra đời xem chúng giống sẻ bố xấu xí hay giống sẻ mẹ xinh đẹp? Cho đến một ngày chị đi làm về không thấy chúng đâu nữa.

“Bay đi hết rồi… bọn sẻ bay đi hết rồi”.

 Chị cứ lẩm bẩm một mình:

“Loài vật cũng quấn quýt nhau lắm, đi đâu, đến đâu cũng có vợ, có chồng... vậy mà...”.

Bầy sẻ đi mất rồi, trên chạc cây chỉ còn lại cái tổ xác xơ, mốc thếch, mưa gió đã làm cho tơi tả, chả ra hình thù gì nữa.

***

Vợ chồng chị đã ly hôn nhau từ hơn một năm trước. Khi con bé mới bảy tuổi. Chuyện cũng chả có gì to tát, ở tòa, chị tố chồng: "Hôi như cú, nhậu nhẹt cả ngày, lôi về nhà cho vợ con toàn mùi rượu, mùi mắm tôm, mùi tỏi, mùi mồ hôi dầu… Khủng khiếp, sống với lão, tôi chết mất vì không chịu đựng được. Lão ấy bẩn thỉu, bê tha… Lão ấy say xỉn cả ngày." Anh tức đến tím cả mặt rồi nghiến răng lại: “Tôi thề không bao giờ thèm nhìn mặt cô nữa”, rồi giục tòa nhanh chóng làm thủ tục ly hôn.

Căn nhà được ngăn đôi, chị và đứa con gái nhỏ ở gian ngoài, anh ở phòng trong. Khi nào chị kiếm đủ tiền trả thì anh sẽ đi chỗ khác. Tuy nhiên chỉ có một phòng vệ sinh nên họ còn phải chung đụng nhau. Sáng sớm anh phải nhường vợ cũ và con các thủ tục trước xong mới đến lượt mình vào, tối đến anh về muộn cứ tự động đi qua gian ngoài lại chui tọt vào “tổ” của anh. Chật chội hay ẩm ướt quan trọng gì đâu? Quần áo thay ra theo thói quen anh vứt vào cái chậu trong phòng vệ sinh, những ngày đầu chị bực mình nhặt vứt lại từ cái quần đùi đến áo sơ mi. Chị chỉ giặt quần áo hai mẹ con. Anh lẩm bẩm: “Đồ đàn bà thù dai”. Hôm nào gần hết quần áo sạch để mặc thì anh giặt giũ qua loa, phơi ra lan can rồi kệ nắng mưa, khô rồi ướt, ướt rồi lại khô. Tối, rút quần áo vào, chị cũng kệ, có hôm chị giặt giũ nhiều thứ quá không có chỗ phơi, chị rút cả đống của anh vào sai con bé ôm sang giường anh để. Cũng có khi áo quần của anh đong đưa mãi ngoài dây đến bạc cả màu chị cũng không thèm nhìn.

***

Cái buổi anh vắng nhà đầu tiên chị thấy sốt ruột nhưng nghĩ “lão có phải chồng mình nữa đâu mà lo”. Đến tối hôm sau đã thấy anh về, dẫn đứa con gái đi ăn tối, hai bố con ríu rít vui vẻ. Anh không say rượu lè nhè như trước nữa. Sáng đi làm còn thấy anh cắp cặp da, ăn mặc tươm tất hơn. Anh chỉn chu để đi tán gái? (ấy là chị đoán như vậy). Hôm trước chị đi chợ gặp một chị ở cơ quan anh, mới biết dạo này anh chuyển sang cơ quan khác, nghe đâu làm trưởng phòng gì đó. Mặc kệ! Chị không thèm, dù gì thì lão cũng vẫn là lão thôi, vẫn là cái thằng đàn ông u vai thịt bắp, mồ hôi dầu… Chị là cô giáo cơ mà. Chị còn trẻ, lại xinh xắn, ra đường còn khối đàn ông nhìn theo. Vài năm nữa chắt bóp đủ tiền chị trả cho anh, mẹ con chị sẽ tự do bay nhảy.

Dạo này hình như anh rủng rỉnh tiền hơn. Chưa đến đầu tháng đã gọi con bé sang đưa tiền “nghĩa vụ” lại còn cho con bé thêm mấy triệu đồng. Chủ nhật anh dẫn con đi mua sắm bao nhiêu quần áo đẹp, đường sữa, và cả con búp bê to tướng, chị tự ái, bực mình cả với con bé. Chị biết anh yêu con bé vô cùng. Anh không chuyển đi chỗ khác cũng chỉ vì không chịu được khi phải xa con bé.

Thằng đàn ông “hôi như cú” vẫn đi về như vậy, chị với lão chạm mặt nhau ở lối ra vào cũng chả thèm chào hỏi. Vậy mà có hôm nhìn lão cắp cặp da đen bóng, ăn mặc chải chuốt gọn gàng dắt xe ra, chị cũng hấm hứ nguýt dài. Lão chả nói gì nhưng hình như tủm tỉm cười. Ghét nhất là cái thói trút quần áo ra không thèm giặt, chị ngứa mắt, tiện thể bỏ vào máy giặt chung. Lão đi công tác mấy ngày là chị lại thấy vắng vẻ, chỗ để xe máy của lão trống ra một khoảnh. Không thấy quần áo của lão trút ra chị buồn, máy giặt mà chỉ có vài bộ của mẹ con chị cũng phí.

Chiều nay cơn mưa trái mùa kéo đến, trời đất tối sầm, sấm chớp ầm ầm. Chị chạy ra lan can rút vội quần áo vứt lên đi - văng, may mà con bé vừa về đến nhà.

Chị lo lắng lấy khăn xoa đầu cho nó từng tý, vậy mà nó nhìn ra sân rồi hét lên:

- Sao mẹ không rút quần áo của bố vào.

- .......

Ngoài lan can đã nhỏ lột độp mấy giọt nước, chị lại chạy ra rút nốt mấy cái quần và áo của lão, trong bụng ấm ức với con bé quá. Lúc nào nó cũng “bố con, bố con”. Nước mưa xối xuống rào rào. Bực mình chị vứt mạnh đống quần áo của lão xuống nền nhà.

Đứa con gái chạy lại ôm chân chị cự nự:

- Sao mẹ lại vứt quần áo của bố xuống sàn nhà chưa lau?

Nó nói rồi nhặt hết bỏ lên đi - văng.

Chị ngồi gấp đống quần áo, buồn quá nước mắt chị chảy dài, đứa bé mải nựng nịu con búp bê bố nó mới mua nên không biết mẹ nó đang khóc.

***

Tối hôm ấy hai mẹ con sắp cơm ra ăn, đúng là trẻ con, khóc đấy, cười đấy, mẹ nó buồn nẫu cả ruột mà nó lại véo von hát nữa chứ. Đêm khuya con bé ôm gấu bông ngủ say, thỉnh thoảng nó còn mê ngủ cười khúc khích. Chị trằn trọc không thể ngủ được. Hay là lão có ai? Đúng rồi! Dạo này thấy lão ăn mặc chải chuốt lắm. Này đây cái áo sơ mi kẻ sọc. Này đây cái quần thô sáng mầu, lại cả áo sơ mi cộc tay màu cửu long nữa chứ, toàn những thứ chị tự tay mua cho lão, còn cái này lão tự mua hay của con nào tặng? Chị cố chắt bóp vay muợn thêm để trả tiền cho lão xéo đi chỗ khác khuất mắt. Hai mẹ con thoải mái, khỏi phải chung đụng, con bé khỏi quấn quýt "bố con, bố con" ngứa cả tai.

Chị ngồi thừ ra trong đêm. Thạch sùng tặc lưỡi chặc chặc, côn trùng ỉ eo, đêm bao la mà chỉ có mình chị. Hắn đang ngủ ở đâu nhỉ? có khi đang chăn ấm đệm êm với con đàn bà nào, ngày trước người lão hôi bẩn thật nhưng cái nết ngủ của lão thì nồng ấm tuyệt vời. Dù giận dỗi nhau thế nào hắn cũng gối đầu tay và ôm chặt lấy chị cả đêm. Con bé ngủ riêng từ lúc ba tuổi, chị cứ tự nhiên cuộn tròn nũng nịu trong vòng tay hắn, chị thấy giấc ngủ đến thật bình yên, thật êm đềm.

Vậy mà bây giờ đêm đen dài dằng dặc chỉ có một mình chị. Mà cũng tại lão cơ. Ai bảo lão bê tha rượu chè. Trục trặc công việc ư? Cơ quan gặp khó khăn ư? Thì liên quan gì đến cái tổ “chim cúc cu” ở cái khu tập thể toàn những nhà cán bộ này. Chị có chồng mà cứ như đơn độc, đi đâu cũng chỉ một mình, làm gì cũng chỉ một mình. Mà sao lúc nào lão cũng kêu than bận rộn, người ta bận rộn phải nhiều tiền chứ đằng này lão chỉ có vẻn vẹn đồng lương kỹ sư. Chị chán, vậy là chị quyết định phá bung ra cho bõ ấm ức trong lòng. Mọi cái qua đi rồi có trở lại được nữa đâu? Cái tổ “chim cúc cu” của chị đã tan tành rồi đấy! Con bé nằm ôm gối, thỉnh thoảng lại mơ ú ớ gọi bố… bố. Bây giờ chị ngồi đây, cái áo may ô của lão bày ra trước mắt chị, nó tuột đường may một bên vai, chị đứng dậy lục tìm kim chỉ đính lại, chị đưa cả cái áo lên miệng cắn đứt chỉ thừa. Ôi chao, cái mùi mồ hôi của lão, gần một năm rồi mà vẫn quen thuộc thế này sao? có hôi tý nào đâu? Chị tắt điện ôm cái áo vào lòng khóc nấc lên.

***

Đêm tạnh hẳn. Sau mưa hình như mọi cái đều được gột rửa sạch sẽ và tinh tươm lạ kỳ. Chị thấy lòng dịu lại, có cái gì mơ hồ lắng đọng trong tâm can chị. Chị thiếp đi, cái áo may ô của lão vẫn phủ lên mặt.

Hôm sau, hôm sau nữa thì lão về, bố con ôm chầm lấy nhau ngay trước cửa, rồi kéo nhau vào trong nhà tíu tít nô đùa.

- Bố nhớ con gái quá. Chuyện cái tổ chim sẻ con gái kể đến đoạn nào rồi nhỉ…

Câu chuyện vợ chồng nhà sẻ chị kể cho con nghe lâu rồi. Con bé cứ nhớ mãi câu chuyện đôi vợ chồng nhà sẻ. Cái tổ chim từ năm ngoái làm chị phân vân. Con sẻ nâu đã bị trúng đạn súng hơi của kẻ nào đó. Chị thấy xác nó chết kẹt vào cái mái bạt che xe ngay trước cửa. Tội nghiệp con sẻ nâu xinh xắn là thế mà chết rũ ra, một bên cánh bị thủng, máu bầm đen lại, chắc nó cố bay về đến gần tổ để gặp bầy con rồi mới chết. Hôm sau, mấy bố con nhà sẻ quấn túm nhau bay đi, chẳng thấy về. Chị không kể điều này cho con bé biết.

Liệu chàng sẻ xám lông xơ sác, xấu xí có bê tha hôi mù như lão không? Sao ngày ấy mỗi lần lão say khướt chị không dìu lão vào nhà, thay quần áo và lau rửa cho lão như nàng sẻ nâu lấy mỏ quệt vào hai cánh rã rượi của chồng nhỉ? Chị có lỗi chăng?

Phòng trong im lặng, chợt con bé gọi: “Bố ơi! Bọn sẻ bay đi mất rồi! Mẹ còn bảo, mấy hôm trước mẹ nhìn thấy sẻ con tập bay. Mẹ lại bảo cả nhà chúng bay đi xây tổ mới, to hơn, đẹp hơn mà”. Con bé đã ngừng kể chuyện, còn lão thì im lặng. Chắc lão cũng đang nghĩ về những con sẻ bé bỏng?

Phòng ngoài chị cố giấu đi tiếng khóc nấc. Chúng rủ nhau bay đi mất rồi. Chị bực mình gọi mãi con bé mới chịu về học bài, còn khệ nệ ôm một bọc bảo là quà của bố đi Điện Biên về, nó lục tung đống đồ ra rồi phụng phịu, bố mua quà cho con mà toàn những thứ của mẹ. Măng đắng, gạo nếp lào, phấn hoa, cả miếng vải thổ cẩm để may áo nữa chứ, con chỉ được mấy gói bánh sữa thôi. Chị biết vậy chỉ à ừ rồi tắt đèn đi ngủ. Lão lục xục một lúc rồi cũng thấy tắt đèn.

Mấy hôm sau lão lại đi. Ba ngày, năm ngày, một tuần chị tính từng ngày lão vắng nhà. Đi rồi về bất kể đêm hôm sớm tối, tắm táp, lục xục. Măng đắng, gạo nếp lào, phấn hoa mật ong lão cho, chị vẫn ăn. Quần áo bẩn thay ra lão vẫn vứt vào bồn tắm, chị ngứa mắt, nhưng tiện tay lại vò sạch sẽ cho vào máy giặt, phơi khô rồi gấp cẩn thận cất vào tủ của chị.

***

Lần ấy, lão về nhà khuya lắm. Con sẻ xám, lông đuôi xơ xác của chị đã bay về. Cả khu nhà chìm trong giấc ngủ im lìm. Lão không bấm chuông mà nhẹ nhàng gõ cửa. Chị giả vờ ngủ say không thưa, lão thở dài, quay đi mấy phút, chị bồn chồn định dậy gọi lão lại nhưng lòng kiêu hãnh lớn quá, chị lại nằm xuống. Chị rất lo, lão đi thì ngủ ở đâu đêm hôm thế này? May quá lại thấy lão quay lại gọi khẽ:

 - Nga... Nga ơi mở cửa cho anh…

Chị dậy giả vờ dụi mắt bật điện mở cửa cho lão rồi quay lại, cái quai váy ngủ mỏng tang trễ nải để hở ra cả bầu ngực vốn đã rất phồn thực, trắng ngần. Khoá xong cửa, chị lại tắt đèn đi ngủ tiếp. Lão tắm táp ì uồm rồi đến bên phòng chị thò đầu vào gọi khẽ: “Nga... Nga cho tôi lấy mấy áo… quần. . . áo”. Chị nghe giọng nói run rẩy đứt quãng của lão mà thương. Gớm sao bây giờ hiền lành thế, chả bù cho trước kia, say khướt, lè nhè. Hơi một tý là quát tháo ầm ĩ, bây giờ đi về đơn độc cho đáng đời. Đi lắm, không chỗ nào chứa lại bò về chứ gì? (Chị vẫn cay nghiệt với lão như thế). Chị lại bò dậy lấy xấp quần áo đưa qua cửa, lão thò tay ra không cầm xấp quần áo mà tóm chặt tay chị. Lôi tuột chị vào phòng lão…

Sáng hôm sau con bé dậy lại phụng phịu dỗi: “Bố về mà mẹ ứ gọi con dậy!”. Nó ăn vội vàng cái bánh sữa rồi đi học. Từ hôm ấy lão không đi công tác lâu ngày nữa, lão cũng không ăn cơm bụi nữa mà về ăn chung với mẹ con chị. Bức tường ngăn tạm cũng được dỡ bỏ, cát, gạch đổ bừa ra sân mấy ngày nhưng đã được dọn sạch sẽ lúc nào chẳng ai để ý.

Chị thỉnh thoảng vẫn đứng một mình nhìn lên nơi có cái tổ chim sẻ đã tan mất, chỉ sót lại vài sợi rơm đã ngả màu ải trên chạc cây...

VŨ MINH NGUYỆT

标签:

责任编辑:World Cup