Nhân viên y tế hướng dẫn người dân dùng thuốc theo đơn Hành động nhỏ,ửdụngkhángsinhcótráchnhiệmVìthếhệnhan dịnh nguy hại lớn Ôm cậu con trai 8 tuổi đến một phòng khám nhi, chị Thu Hương (Phú Bài, thị xã Hương Thủy) cứ giật thót theo mỗi tiếng “mắng vốn” của vị bác sĩ đáng kính: “Chị làm mẹ mà hay thật đấy. Có phải cứ hễ con ho là phải dùng thuốc kháng sinh đâu. Mấy loại thuốc chị cho con uống mấy hôm nay đều không đúng với bệnh của bé, lại toàn là kháng sinh liều cao nữa. Chị mà cứ chăm con như thế này, đến khi con bệnh nặng phải vô bệnh viện, bệnh của con lại kháng kháng sinh hết, bác sĩ giỏi cũng không cứu được đâu”. Sau lần ấy, chị Hương tuyệt nhiên thay đổi thói quen “cứ có bệnh là ra nhà thuốc” của mình. Người lớn trong nhà thì chủ động đi khám đã đành, còn mấy đứa nhỏ, từ con cho đến cháu, cứ thấy ốm sốt là chị phải nhắc người nhà đưa bé đi khám bác sĩ và lấy thuốc theo đơn. Cũng sau lần ấy, chị tự lên mạng tìm đọc về khái niệm kháng thuốc kháng sinh, chị càng ý thức hơn việc phải đưa con đến bác sĩ thay vì đi ra hiệu thuốc và cung cấp dấu hiệu bệnh để các cô bán thuốc gợi ý đơn. Bản thân chị Hương cũng nhận thức sâu sắc theo khuyến cáo của các chuyên gia rằng, để bảo vệ bản thân và gia đình, mỗi người dân cần hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ chế độ chỉ định của bác sĩ trong điều trị bệnh. Đồng thời, cần bỏ “ngay và luôn” những hành động tưởng chừng đơn giản nhưng lại góp phần tạo ra những con siêu vi khuẩn từ trong gia đình, đó là tự ý mua thuốc không theo đơn, bỏ qua cảnh báo lạm dụng kháng sinh… “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” Tổ chức Y tế Thế giới nhận định, chúng ta đang sống trong kỷ nguyên phụ thuộc kháng sinh và yêu cầu toàn cầu có trách nhiệm bảo vệ nguồn thuốc kháng sinh quý giá cho thế hệ sau. Trong tương lai, các quốc gia có thể phải đối mặt với khả năng không có thuốc để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm, nếu không có các biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu không có những giải pháp mạnh mẽ, dự kiến đến năm 2050 mỗi năm sẽ có 10 triệu người tử vong do kháng thuốc. Với khẩu hiệu “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”, Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các nước cùng chung tay phòng, chống kháng thuốc, trong đó có Việt Nam. Bộ Y tế cũng kêu gọi mỗi cán bộ y tế, người dân và toàn thể cộng đồng cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm. Nỗ lực giảm tình trạng kháng thuốc kháng sinh, từ năm 2013 Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc, với mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống kháng thuốc, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, những vấn đề như: quá tải y tế, không phân tầng nguy cơ hay không đánh giá dấu hiệu nhiễm khuẩn của người bệnh… khiến ngành y tế lo ngại tình trạng lạm dụng kháng sinh tăng lên và làm tốc độ kháng kháng sinh xảy ra nhanh hơn. Do vậy, các hành động về chống kháng thuốc được ngành xác định cần thúc đẩy mạnh hơn và đạt hiệu quả hơn trong giai đoạn này. Tại Bệnh viện Trung ương Huế, trong nhiều năm qua, với sự hỗ trợ của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế, sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, như: WHO, CDC, PATH, OUCRU… các hoạt động chống kháng thuốc đã mang lại một số kết quả đáng ghi nhận: Số lượng người bệnh mang vi khuẩn đa kháng thuốc giảm từ 10-15% hằng năm; tỷ lệ sử dụng kháng sinh đa đề kháng giảm 31% từ năm 2019 và tiến tới không còn tình trạng sử dụng kháng sinh đã kháng thuốc trong bệnh viện; các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc thường gặp như Acinetobacter baumannii, Klebsiella pneumoniae, Ecoli… giảm rõ rệt từ 10-30%. Hưởng ứng các hoạt động phòng, chống kháng thuốc năm 2021, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục tổ chức ký cam kết “Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm” trong các trung tâm, khoa lâm sàng. Theo đó, các đơn vị cam kết: Chỉ kê đơn kháng sinh khi thực sự cần thiết; hướng dẫn cho người bệnh việc sử dụng kháng sinh; thực hành tốt kiểm soát nhiễm khuẩn và giám sát các phác đồ điều trị có kháng sinh… Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN |