Mỗi tháng hơn 1.200 trường hợp phản ánh lừa đảo trực tuyến
Tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam trong các tháng đầu năm nay vẫn tiếp tục gia tăng,ặnhơntênmiềnđộchạibảovệhơntriệungườidùngViệbxh kazakhstan diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi, dù các cơ quan chức năng liên tục có cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến.
Chỉ tính riêng trong tuần cuối tháng 3, từ ngày 25/3 đến 31/3, số trường hợp lừa đảo được người dùng Internet Việt Nam phản ánh tới Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia – NCSC, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) qua hệ thống canhbao.khonggianmang.vn là gần 300. Thống kê từ đầu năm nay đến hết tháng 3, con số này lên tới hơn 3.800 trường hợp.
Qua kiểm tra từ phản ánh của người dùng, NCSC nhận thấy các ngân hàng, công ty chứng khoán, trang thương mại điện tử và các doanh nghiệp, tập đoàn lớn là những đơn vị thường bị các đối tượng giả mạo website để lừa đảo người dùng.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, cùng với nhận định lừa đảo trực tuyến sẽ tiếp tục gia tăng mạnh trong bối cảnh Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi số, các chuyên gia cũng lưu ý rằng: Việc ứng dụng công nghệ AI để thu thập, phân tích dữ liệu người dùng còn cho phép các nhóm tấn công lừa đảo tạo ra những chiến lược lừa đảo tinh vi, khiến cho việc nhận diện lừa đảo trở nên khó khăn hơn.
“Cách thức, thủ đoạn lừa đảo đang có xu hướng ngày càng phức tạp hơn. Thậm chí, đối tượng lừa đảo sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo, học máy để tối ưu các kịch bản lừa đảo nhằm tăng khả năng thành công, tăng cao hiệu suất trong việc phát tán và thực thi lừa đảo”, Phó Chủ tịch VNISA Khổng Huy Hùng chia sẻ quan điểm.
Trong thông tin giải đáp vấn đề báo chí quan tâm gửi tới trước họp báo thường kỳ tháng 4/2024 của Bộ TT&TT, Cục An toàn thông tin nhấn mạnh: Lừa đảo trực tuyến đang ngày càng diễn biến phức tạp trên không gian mạng Việt Nam. Trong đó, trẻ em và người cao tuổi là nhóm đối tượng yếu thế, với khả năng nhận diện lừa đảo trực tuyến còn hạn chế, vì thế dễ trở thành mục tiêu của đối tượng lừa đảo.
“Dưới sự phát triển bùng nổ của công nghệ, trẻ em và người cao tuổi hiện nay có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với Internet nhưng lại không được trang bị đủ các kỹ năng ‘tự vệ’, có nguy cơ chịu nhiều rủi ro”,Cục An toàn thông tin phân tích.
Trang bị kỹ năng ‘tự vệ’ trên mạng cho người dân
Từ nhận định lừa đảo trực tuyến vẫn diễn ra mạnh trong khi người dùng chưa được cập nhật đầy đủ và sớm về các hình thức lừa đảo trực tuyến, Cục An toàn thông tin cho rằng: Bên cạnh việc triển khai các giải pháp kỹ thuật, một nhóm giải pháp cũng cần đặc biệt chú trọng là tuyên truyền, lan tỏa đến nhiều người dân về các hình thức lừa đảo trực tuyến cùng cách thức nhận diện, phòng tránh. Qua đó, sẽ giúp họ có các kiến thức, kỹ năng cần thiết để ‘tự vệ’ trên không gian mạng.
Cụ thể, về giải pháp kỹ thuật, tính đến tháng 3/2024, cơ sở dữ liệu đã có gần 124.000 địa chỉ website giả mạo, liên quan đến lừa đảo trực tuyến. Hiện tại Cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc gia đã kết nối trực tiếp với trình duyệt Cốc Cốc, Zalo, Safegate để có thể tự động bảo vệ người dân trước các website lừa đảo trực tuyến.
Cũng đến tháng 3, hệ thống kỹ thuật đã ngăn chặn xử lý hơn 10.000 tên miền độc hại, trong đó có hơn 2.700 tên miền lừa đảo trực tuyến; bảo vệ hơn 10,1 triệu người dân, tương ứng 13,1% người dùng Internet Việt Nam trước các tấn công lừa đảo, vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Các công cụ hỗ trợ người dân như kiểm tra mã độc trong mạng, kiểm tra lộ lọt thông tin lừa đảo, kiểm tra website lừa đảo... cũng đã được phát triển, cung cấp miễn phí trên cổng khonggianmang.vn. Đây cũng là nơi các cá nhân, tổ chức có thể gửi phản ánh khi nghi ngờ hoặc đã bị lừa đảo; Đồng thời, được cập nhật thường xuyên những thông tin cảnh báo về các vấn đề an toàn, an ninh trên không gian mạng, nhất là các trường hợp liên quan đến lừa đảo trực tuyến.
Về giải pháp tuyên truyền, bảo vệ người dân giao dịch an toàn trên mạng được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực an toàn thông tin mạng trong năm nay. Dự kiến trong quý 4, Cục An toàn thông tin sẽ tổ chức chương trình đào tạo trực tuyến về an toàn thông tin cơ bản cho người dân, qua nền tảng học trực tuyến mở đại trà - MOOCs; triển khai chiến dịch nâng cao nhận thức cho người dân về an toàn thông tin mạng.
Thời gian qua, Cục An toàn thông tin đã hợp tác cùng Google tuyên truyền phổ biến kiến thức an toàn thông tin, phát hành cẩm nang ‘An toàn trực tuyến’ và xây dựng clip giả lập các tình huống lừa đảo trực tuyến người cao tuổi thường gặp, với hướng dẫn cách xử lý từng tình huống. Qua đó, giúp người dùng Internet Việt Nam, đặc biệt là nhóm người cao tuổi có thể sử dụng mạng Internet an toàn.
Cơ quan này còn phối hợp với Trung ương hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chỉ đạo tổ chức các chương trình tập huấn ‘Thanh niên hỗ trợ người cao tuổi phòng chống thông tin xấu độc trên không gian mạng’. Chương trình đã tập huấn về an toàn trực tuyến cho hơn 9.000 thanh niên trong cả nước. Qua những hoạt động cộng đồng tại địa phương, thanh niên ở 10 tỉnh, thành phố đã hướng dẫn tiếp cho hơn 6.700 người cao tuổi về kiến thức an toàn trên mạng, thông qua các hoạt động cộng đồng tại địa phương.
Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền và nhận diện phòng chống lừa đảo trực tuyến” do Bộ TT&TT khởi xướng trung tuần tháng 6/2023, đã huy động được sự tham gia của tất cả bộ, ngành, địa phương cùng 108 cơ quan báo chí, truyền thông và mạng xã hội. Chiến dịch này đã được lan tỏa rộng khắp, thu hút hơn 2,1 tỷ lượt xem từ gần 21 triệu người dùng. |