搜索

【kqbd net.mobi】Sắc quê Phong Lạc

发表于 2025-01-25 15:07:13 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Phong Lạc là địa danh mà trước đây bao gồm các xã Lợi An, Phong Điền, Phong Phú. Nơi đây từng là vùng căn cứ cách mạng được cơ quan an ninh tỉnh, các ngành của tỉnh, miền Nam, đặc biệt là căn cứ Tỉnh uỷ trú đóng. Ôm ấp ven mép nước đầm Thị Tường, đất Phong Lạc dôi mình theo hướng sông Ông Đốc. Truyền thống cách mạng anh hùng chính là điểm tựa, là mạch nguồn để những con người hôm nay chung tay xây dựng quê hương.

Từng ngày đổi mới

Mỗi lần về Phong Lạc, trong đầu cứ ngẫm nghĩ về cái tên định danh do tiền nhân đặt để. Phong Lạc hiểu nôm na là gió vui, những ngọn gió từ phía đầm Thị Tường tươi mới. Chủ tịch UBND xã Phong Lạc Nguyễn Ngọc Hướng cho biết: “Phong Lạc quy hoạch sản xuất tôm - lúa, nhìn chung bây giờ điều kiện sống của bà con đã được cải thiện nhiều”.

Ngược dòng thời gian, Phong Lạc từng là vùng mà giặc đưa vô “sổ bìa đen”, thực hiện nhiều chiến dịch càn quét, đánh phá quy mô lớn, huy động cả những khí tài chiến lược. Bởi vậy, khi ông Hướng thông tin, toàn xã có 179 liệt sĩ, 121 thương binh, 20 Mẹ VNAH, 1 Anh hùng LLVTND; nếu tính theo dân số thời mới tiếp thu thì gần như nóc gia nào trên đất này cũng có ân tình với cách mạng.

Điều phấn khởi nhất, đó là Phong Lạc đã vượt qua những khó khăn do xuất phát điểm thấp, bắt đầu có nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện. Ông Hướng phân tích: “Khi thấy con tôm độc canh dần bộc lộ những hạn chế, xã cùng với bà con tìm cách triển khai những mô hình làm ăn mới”. Nghĩa tình và đạo lý, những hộ gia đình chính sách tại Phong Lạc đều thoát nghèo, có mức sống bằng và cao hơn mặt bằng chung. Theo lời ông Hướng, gia đình chính sách địa phương hầu hết đều có tâm niệm: “Kháng chiến gian khổ, hy sinh còn vượt qua được, huống hồ gì cái nghèo”, một suy nghĩ hết sức đáng trân trọng.

Qua rà soát, Phong Lạc mạnh dạn nhìn nhận thực tế khi đạt mức 7/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Ông Võ Việt Trung, Phó chủ tịch UBND xã, khẳng định: “Địa phương cần đánh giá đúng, từ đó nỗ lực phấn đấu, phải tính đến chất lượng của từng tiêu chí. Dễ làm trước, khó làm sau, đạt được thì phải giữ và phát triển được”.

Một điều trăn trở của Phong Lạc là làm sao giảm được tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo. Ông Hướng bộc bạch: “Quê mình là vùng căn cứ cách mạng, nơi ông cha hy sinh xương máu để đổi lấy hoà bình, độc lập, vì vậy nghèo là cái hổ thẹn với lớp người đi trước”.
Hiện tại, toàn xã còn 200/2.000 hộ nghèo, cận nghèo, tất cả đã được chính quyền địa phương tìm hiểu, đánh giá và đề ra lộ trình giảm nghèo cụ thể.

Ghé thăm mẹ Diệp Thị Màng, ấp Tân Bằng, nay 90 tuổi, được phong tặng danh hiệu Mẹ VNAH năm 2014, mẹ nói: “Sức khoẻ yếu rồi, hổng còn nhớ được bao nhiêu”. Má chỉ nhớ mình có người chồng hy sinh, đứa con trai thứ tư chiến đấu ở miền Đông rồi cũng hy sinh và tới giờ chưa tìm được phần mộ.

Mẹ Màng nói, nhìn thấy đường lộ chạy xe bon bon trước ngõ nhà là thấy sự đổi thay. Lớp người như mẹ thời trẻ, có nằm mơ cũng không bao giờ thấy được.

Xây dựng những mô hình kinh tế phù hợp

Quân, dân Đất Cháy ngày xưa từng bắn rơi 6 máy bay của giặc, xác vẫn còn trong lòng đầm Thị Tường, ngày nay là một vùng quê trù phú. Cũng từng biền dừa nước xanh xanh, thoáng chốc là những ngôi nhà khang trang hiện lên, một biểu hiện sinh động và chắc chắn về đời sống ấm no, hạnh phúc.

Ông Hà Tấn Bộ, Bí thư Chi bộ ấp Đất Cháy, hồi nhớ: “Đất Cháy là địa bàn mà các cơ quan của Tỉnh uỷ chọn đứng chân”. Nơi đây có một yếu tố then chốt với cách mạng, đó là lòng dân. Cái thế đất ven đầm nuôi dưỡng những con người kiên trung, bất khuất, sống mộc mạc thôi mà nghĩa tình thuỷ chung son sắt.

Qua lời ông Bộ, dân Đất Cháy ngày xưa hầu như khó khăn vì giặc giã triền miên. Người ta chỉ mong đủ ăn, đủ sức đóng góp cho cách mạng, mục tiêu cao nhất là chiến thắng, là giải phóng quê hương. Rồi hoà bình, rồi đất ven đầm cũng từng ngày thắm da, đỏ thịt.

Bà Võ Thị Bổn, ấp Đất Cháy trồng xoài dành dụm huê lợi hằng năm để làm từ thiện.

Bà Hai Bổn (Võ Thị Bổn) kể: “Về ở đây trước năm tiếp thu, rừng không à. Hồi đó tay trắng”. Sau hơn 40 năm, khoảng đất hoang vu ngày xưa là nếp nhà mới khang trang, là vườn cây trĩu quả, là đầm tôm nối vụ. Anh Phù Văn Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân xã, giới thiệu vô cùng ấn tượng: “Cô Hai có 4 công vườn trồng cây ăn trái, cây kiểng, tụi tôi đếm kỹ rồi, không tới 10 cọng cỏ”.

Bà Hai Bổn trồng xoài, mít, cây kiểng đủ loại. Trái tới mùa thì làm công quả, cúng dường. Cây kiểng có người gạ giá năm bảy mươi triệu đồng nhưng bà nói để trồng lại cho vui. Mỗi năm, bà dành dụm mua gạo, tập vở để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Một cuộc sống an nhàn, tự tại trên Đất Cháy làm chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào mạch đất, sức người.

Ông Đào Văn Chanh và con trai Đào Tấn Sinh, ấp Tân Bằng, vui vẻ đón người quen cũ. Gia đình này chính là nơi khởi phát mô hình trồng bồn bồn, nuôi cá nước ngọt, giờ có “tiếng tăm” cả tỉnh. Từ nhà ông Chanh, những người có diện tích đất nhỏ đã lựa chọn được hướng phát triển kinh tế phù hợp, không còn lệ thuộc vào con tôm độc canh quá nhiều rủi ro. Ngày nào cũng vậy, gia đình thu nhập trên dưới 2 triệu đồng từ bồn bồn, chưa kể mùa cá đồng. Dưới đầm bồn bồn là những sản vật nước ngọt dư dả cho gia đình sinh hoạt hằng ngày mà chẳng cần tốn kém. Anh Sinh kể ra toàn đặc sản: cá trê vàng, cá tra, cá bổi, cá lóc, bông súng…; trên bờ là trái giác, đọt nhãn lồng, bắp chuối…

Dân ấp Tân Bằng có hơn 10 hộ theo bước ông Chanh trồng bồn bồn, chẳng những thoát nghèo mà còn có của ăn, của để.

Những ngày mùa thu, đi đâu trên quê hương Phong Lạc cũng rộn rã gió vui. Sắc quê ấy, đến là thương, đi là nhớ./.

Phạm Lê Nguyên

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kqbd net.mobi】Sắc quê Phong Lạc,88Point   sitemap

回顶部