Đó là nhận định của đồng chí Phan Diễn,ĐồngchíPhanDiễnCôngcuộcđổimớicầnsâurộnghơnkhẩntrươnghơkết quả trận đấu lazio nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng với Báo Điện tử Chính phủ trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, khi bày tỏ kỳ vọng của mình vào một nhiệm kỳ mới với đội ngũ cán bộ thật sự có đức, có tài và tiếp tục đổi mới, để đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới. Theo đồng chí Phan Diễn, để đất nước có thể phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn, thích ứng được với tình hình của thế giới đang biến đổi rất nhanh chóng, đặt ra rất nhiều vấn đề, trong đó có nhiều vấn đề “phi truyền thống” đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục đổi mới sâu rộng trên mọi lĩnh vực Theo đồng chí Phan Diễn, đến nay, chúng ta đã đổi mới kinh tế khá sâu, tuy nhiên, với tình hình thế giới thay đổi nhanh, nhiều mặt cho nên kinh tế của ta vẫn cần tiếp tục đổi mới nhiều hơn, khẩn trương hơn nữa. Chẳng hạn, trong mối quan hệ giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân, “chúng ta đã đổi mới nhiều, nhưng dường như vẫn khá chậm chạp. Kinh tế tư nhân vẫn còn gặp không ít rào cản, chưa dễ phát huy hết tiềm lực. Doanh nghiệp Nhà nước nhìn chung đổi mới chưa nhiều, chưa nâng cao rõ rệt, còn nhiều những điển hình có thể bứt phá, việc cổ phần hoá, đổi mới cơ chế quản lý, nhất là cơ chế bố trí, lựa chọn nhân sự quản lý còn cần những thay đổi quyết liệt hơn, sâu sắc hơn”. “Đi đôi với đổi mới kinh tế, chúng ta đã có nhiều đổi mới chính trị quan trọng, nhưng chưa tương xứng với đổi mới kinh tế. Chính vì vậy, thời gian tới, đổi mới chính trị càng phải được quan tâm nhiều hơn. Hai mặt này phải song hành, đồng bộ thì đổi mới mới đạt kết quả cao và bền vững. Đổi mới chính là để xây dựng được CNXH đích thực: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đồng chí Phan Diễn khẳng định. Đồng chí Phan Diễn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng |