游客发表
Xuất khẩu gạo của Việt Nam là một điểm sáng khi 11 tháng năm 2023 thu về hơn 4,1 tỷ USD. Ảnh: TL |
Hơn lúc nào hết, sự hăng hái của các địa phương trở thành sức mạnh cộng hưởng hữu hiệu nhất, mang lại khí thế mạnh mẽ cho Trung ương. Hội nghị lần thứ 24 (mở rộng) của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra ngày 2/12/2023, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên thấy rằng, năm 2023, TP. HCM đã vượt qua “cơn gió ngược” với tinh thần chủ động, tự lực, tự cường, thích ứng linh hoạt, đoàn kết, năng động, sáng tạo ngày càng được phát huy, nhất là những lúc gặp khó khăn, thách thức.
"Tổng sản phẩm trên địa bàn TP. HCM dự báo cả năm tăng khoảng 5,8%, chưa đạt yêu cầu đề ra. Nhưng nhìn lại quý I/2023, TP. HCM chỉ tăng 0,7%, ước đến quý IV tăng 9,62%, thì mới thấy, kết quả đó là rất đáng trân trọng” - ông Nên nhận định - “năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. TP. HCM phải tận dụng thời cơ tối đa, phát huy những cơ hội, đồng thời thích ứng linh hoạt với những biến động bất thường để vượt qua”.
Theo người đứng đầu Thành ủy TP. HCM, "ngôi nhà lớn TP. HCM" hiện đã trên 13 triệu người và dân số không ngừng tăng, đây là thử thách không nhỏ. Mặc dù vậy, mục tiêu của TP. HCM vẫn luôn là phục vụ người dân, lấy người dân làm trung tâm để phục vụ. Mọi suy nghĩ, quyết định và hành động của TP. HCM đều đặt người dân lên trên hết. TP. HCM nghĩa tình phải ra sức lo nhà ở, học hành, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Dẫu mức tăng trưởng của đầu tàu kinh tế này năm 2023 ở mức khá khiêm tốn, song nơi đây vẫn nức tiếng cả nước về năng lực “tiêu tiền” đầu tư công. Năm 2023, TP. HCM được giao kế hoạch vốn đầu tư công là 68.000 tỷ đồng, cao gần gấp 2 lần so với năm 2022. Đến nay, TP. HCM đã giải ngân vốn đầu tư công hơn 31.000 tỷ đồng (đạt 45,2%), cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Với số vốn giải ngân tuyệt đối này, TP. HCM đứng thứ 3 so với các bộ, ngành trung ương, địa phương trong cả nước. Đây là kết quả tích cực rất đáng ghi nhận.
Cũng một tinh thần lạc quan như đầu tàu phía Nam, Thủ đô Hà Nội có mức tăng trưởng khá, với mức tăng ước dự báo là 6,27%. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhận định, với kết quả GRDP của thành phố tuy thấp hơn kịch bản của thành phố đề ra, nhưng vẫn cao hơn mức bình quân chung cả nước (GDP cả nước tăng khoảng trên 5%). Kinh tế - xã hội năm 2023 của thành phố cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát, đã hoàn thành và vượt mức 18/23 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó 3 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
Miễn, giảm, gia hạn hàng trăm nghìn tỷ đồngKết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt nhiệm vụ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu chưa đạt trong kế hoạch năm 2023, tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, phấn đấu tăng thu, đồng thời, kiểm soát chi, tiết kiệm triệt để chi ngân sách… Tính chung 11 tháng, Chính phủ ban hành 78 nghị định, 236 nghị quyết; Thủ tướng ban hành 29 quyết định quy phạm pháp luật, 1.575 quyết định cá biệt, 28 chỉ thị. Dù tình hình thu ngân sách khó khăn, trong 11 tháng vẫn miễn, giảm, gia hạn trên 172.000 tỷ đồng thuế, phí, tiền sử dụng đất (trong đó miễn, giảm khoảng 65.000 tỷ đồng). |
Khí thế lạc quan tiếp tục lên cao khi theo dự báo của Tổng cục Thống kê, có tới 7 địa phương trên cả nước tăng trưởng ở mức 2 con số, tuy không giúp nền kinh tế sáng bừng trở lại, nhưng cũng giúp xua đi nhiều phần ảm đạm. 7 địa phương đó là Bắc Giang đạt tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước, tăng khoảng 13,45%; tiếp sau là Hậu Giang tăng 12,27%; Quảng Ninh tăng 11,03%; Khánh Hòa tăng 10,35%, Hải Phòng tăng 10,34%; Nam Định tăng 10,19%; Hưng Yên tăng 10,05%. Trong đó, Quảng Ninh hoàn thành và vượt 12/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội. GRDP ước năm 2023 đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ ba toàn quốc và năm 2023 là năm thứ 9 liên tiếp (2015 - 2023) Quảng Ninh tăng trưởng 2 con số (2015 - 2023).
Tại địa phương có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt với nắng và gió quanh năm rát bỏng là Ninh Thuận, địa phương này vẫn phấn đấu nằm trong tốp 10 cả nước về tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). GRDP của tỉnh Ninh Thuận tăng 9,4%, xếp thứ 9/63 tỉnh thành cả nước và đứng thứ 2/14 các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.
Nỗ lực tăng tốc không còn đến từ những địa phương đơn lẻ, mà đã là quyết tâm của nhiều địa phương. Hội nghị lần thứ hai của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ diễn ra hồi cuối tháng 11 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi quả quyết: "Từ đây đến năm 2030, Vùng có thể chấp nhận tăng trưởng dưới 8%, nhưng sau năm 2030 phải tăng trưởng 2 con số và mức tăng trưởng này sẽ bền vững trong 10-20 năm sau".
Những bước nhảy ngoạn mục11 tháng của năm 2023, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), mặc dù dữ liệu chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) cho thấy sự suy giảm trong sản xuất công nghiệp đã thoát đáy, nhưng triển vọng phục hồi mạnh mẽ vẫn chưa chắc chắn. IIP cả 11 tháng chỉ tăng 1%. Trên “mặt trận” xuất nhập khẩu, 11 tháng năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 619,17 tỷ USD, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm. Nông nghiệp có tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt mức tăng trưởng âm 2,7%, xuất khẩu sản phẩm chủ lực như thủy sản, lâm sản giảm sâu. Nhưng không phải vì thế mà tắt đi niềm lạc quan. Giữa trập trùng tăng trưởng âm, vẫn có những bước nhảy đầy ngoạn mục. Giá trị xuất khẩu nhóm hàng rau quả đạt tới 5,32 tỷ USD, tăng 74,5%; gạo 4,41 tỷ USD, tăng 36,3%; hạt điều 3,31 tỷ USD, tăng 17,4%, sản phẩm từ ngũ cốc 1,08 tỷ USD, tăng 5,4% và sản phẩm chăn nuôi 453 triệu USD, tăng 23,5%. Đến nay, có 6 sản phẩm/nhóm sản phẩm nông nghiệp đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD. Đặc biệt là hạt gạo mang về dồn dập tin vui. Tính đến hết tháng 11, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt gần gần 7,4 triệu tấn gạo, thu về hơn 4,1 tỷ USD, tăng 16,1% về lượng và 35,1% về giá trị so với cùng kỳ, trong khi mục tiêu ban đầu đề ra cho năm 2023 là xuất khẩu 7 triệu tấn. Kết quả này là chưa từng có của ngành gạo kể từ năm 1989 đến nay. Hội nghị Thượng đỉnh Lúa gạo quốc tế năm 2023 diễn ra tại Cebu, Philippines từ ngày 27/11 đến 1/12, Việt Nam giành giải thưởng "Gạo ngon nhất thế giới". Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cũng mang lại niềm vui to lớn. Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất Việt Nam với tỷ trọng lần lượt là 23,2%, 20,6% và 7,4%. Trong bức tranh toàn cảnh về xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc kim ngạch ước đạt 55,98 tỷ USD và có tăng trưởng dương, làm nên điểm sáng duy nhất trong bối cảnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực hiện nay đều giảm. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc đảo chiều từ mức giảm 2,2% trong 11 tháng năm 2022 sang mức tăng 6,2% sau 11 tháng năm nay. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接