【tỷ số genoa】Đưa công nghệ vào quan trắc mặn
Đó là mô hình do Trạm Thủy lợi thành phố Vị Thanh mới thực hiện từ đầu năm 2018 nhằm nâng cao hiệu quả công tác dự báo xâm nhập mặn trong mùa khô.
Hệ thống dự báo nước mặn được ứng dụng tại cống Kênh Lầu,Đưacngnghệvoquantrắcmặtỷ số genoa xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quan trắc mặn được ông Trang Chí Cường, Trưởng trạm Thủy lợi thành phố Vị Thanh nghiên cứu nhiều năm nay và mới triển khai thí điểm từ đầu năm 2018. Mô hình đang được ứng dụng tại cống Kênh Lầu, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh. Do đây là điểm giáp với sông Cái Lớn, nơi đầu tiên nước mặn xâm nhập vào thành phố Vị Thanh nên việc quan trắc, theo dõi độ mặn tại đây rất quan trọng. Khi phát hiện sớm sẽ giúp công tác phòng chống xâm nhập mặn trên địa bàn đạt hiệu quả cao, bảo vệ sản xuất của nông dân trong mùa khô.
Ông Cường chia sẻ: Hệ thống quan trắc mới này gồm máy đo mặn, camera, bộ phận truyền dữ liệu được lắp cố định tại điểm đo. Từ xa, máy tính hoặc điện thoại di động qua cài đặt sẽ kết nối dữ liệu với máy đo đặt tại cống bằng một phần mềm riêng. Người dùng chỉ cần theo dõi chỉ số máy đo hiển thị qua điện thoại là có thể biết được nồng độ mặn tại vị trí lắp đặt hệ thống.
Hơn nữa, từ kết quả hệ thống quan trắc thu thập được tại vị trí đầu nguồn, người điều khiển nhập chỉ số vào máy tính kết hợp với chuỗi dữ liệu quan trắc từ nhiều năm trên địa bàn thành phố thì máy tính được lập trình phương pháp tính riêng của ngành thủy lợi để nội suy ra độ mặn tại các vị trí khác. Ông Cường cho biết, ban đầu để kiểm tra lại tính chính xác ông đã dùng thiết bị đo mặn khác để đo thủ công, kết quả tương đối chính xác, ngưỡng sai số rất thấp. Thêm một ưu điểm của mô hình này là khi độ mặn vượt ngưỡng cho phép, hệ thống sẽ ghi nhận và tự động báo về điện thoại. Từ đó, ngành chuyên môn sẽ đưa ra những giải pháp đóng mở cống phù hợp từng thời điểm để đảm bảo an toàn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Ông Trang Chí Cường, Trưởng trạm Thủy lợi thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quan trắc mà chúng tôi đã phát minh và đang triển khai cũng nằm trong chỉ tiêu đăng ký thực hiện Nghị quyết của Chi bộ Phòng Kinh tế… Với hệ thống này, cán bộ thủy lợi ở những huyện có địa bàn rộng như thành phố Vị Thanh, huyện Long Mỹ sẽ bớt vất vả hơn trong việc theo dõi, quan trắc độ mặn với kết quả chính xác. Việc làm này góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa, phát hiện xâm nhập mặn trong mùa khô năm nay”.
Dù hệ thống chỉ mới được ứng dụng tại cống Kênh Lầu, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh. Nhưng từ kết quả quan trắc ở đây, nếu phát hiện độ mặn tăng đột ngột, trạm có thể thông báo nhanh cho các huyện lân cận. Giúp hỗ trợ nhanh chóng cho địa bàn tiếp giáp để chủ động phương án đóng, mở cống ngăn mặn kịp thời. Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang cho rằng, đây là mô hình mới, phù hợp. Nếu so với cách đo thông thường sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cho cán bộ thủy lợi, vì hệ thống có thể xác định được đỉnh triều để quan trắc, cán bộ sẽ thu thập dữ liệu mà không cần phải đến tận nơi nhưng vẫn có kết quả chính xác. Trong thời gian tới, chi cục có hướng nhân rộng mô hình này sang các địa phương khác trong tỉnh để rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả quan trắc mặn.
Theo ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, mô hình quan trắc ứng dụng công nghệ thông tin đang được thực hiện là một bước của ngành nông nghiệp nhằm cụ thể hóa chỉ đạo chung của Chính phủ về áp dụng công nghệ thông tin trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. “Chúng tôi hoan nghênh mô hình của thành phố Vị Thanh ứng dụng rất tốt. Cuối tháng 3 vừa qua, chúng tôi có tổng kết 3 năm thực hiện các mô hình nông nghiệp, trên cơ sở đó định hướng đến năm 2020 và có các nhà khoa học, nhà quản lý cùng bà con nông dân đã bàn trao đổi về vấn đề ứng dụng công nghệ 4.0 trên lĩnh vực nông nghiệp. Khi thấy mô hình kỹ thuật số này cộng với các lần tham quan học hỏi các mô hình ở nước ngoài, chắc chắn rằng thủy lợi sẽ là lĩnh vực có điều kiện đưa vào ứng dụng kỹ thuật số. Và chúng tôi vẫn đang nuôi kỳ vọng được lắp sớm những thiết bị SCADA để quan trắc mặn, trên cơ sở đó dự báo về máy tính để có điều khiển đóng mở cống một cách tự động. Dự kiến trong năm nay, sở sẽ xây dựng một đề án ứng dụng hệ thống này trong công tác thủy lợi trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu được sẽ áp dụng rộng rãi hơn trong những năm tiếp theo nhằm nâng cao hiệu quả trong dự báo và phòng chống xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh”, ông Đồng cho biết thêm.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020 nêu: “Phát triển khoa học công nghệ là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động về khoa học và công nghệ; vận dụng tốt các cơ chế chính sách để phát huy vai trò của khoa học công nghệ. Gắn mục tiêu, nhiệm vụ của khoa học công nghệ với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng cấp. Ưu tiên thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ theo hướng ứng dụng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh việc bảo hộ sở hữu trí tuệ các sản phẩm chủ lực của tỉnh...”. |
Bài, ảnh: KỲ ANH