当前位置:首页 > Cúp C1

【puebla đấu với toluca】Xem xét trách nhiệm chủ đầu tư để xảy ra giải ngân chậm

PV: Giải ngân vốn đầu tư công trong mấy năm gần đây luôn có tình trạng “đầu năm thong thả,éttráchnhiệmchủđầutưđểxảyragiảingânchậpuebla đấu với toluca cuối năm vất vả”, chủ đầu tư thường “để dành”giải ngân vốn vào cuối năm. Hình ảnh “tiền nằm chờ được tiêu”, cho thấy vốn chậm đưa vào nền kinh tế sẽ không thúc đẩy tăng trưởng. Ông nhận định gì về điều này?

Ông Đỗ Văn Sinh
Ông Đỗ Văn Sinh
- Ông Đỗ Văn Sinh: Giải ngân vốn đầu tư công chậm cần phân tích kỹ để tìm nguyên nhân và xem xét trách nhiệm thuộc về ai. Theo phân cấp thì rõ ràng Trung ương giao vốn cho địa phương, nhưng theo tôi để xảy ra việc chậm tiến độ trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư bởi kế hoạch vốn đã giao, đã phân bổ mà vẫn để tình trạng giải ngân chậm.

Chúng ta cần xem xét rất cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư triển khai như thế nào, từ công tác chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, tổ chức thực hiện, để làm rõ nguyên nhân chậm do đâu. Nếu không giải quyết triệt để sẽ để lại hậu quả kép, đó là huy động với lãi suất cao trong khi tiền không tiêu được và thu về với lãi suất thấp; đồng thời, tiền chậm giải ngân sẽ không góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không phát huy được hiệu quả của dự án, gây thiệt hại nhiều bề. Do đó, tôi cho rằng cần phải khắc phục sớm tình trạng giải ngân vốn trì trệ trong thời gian tới.

PV: Theo ông, liệu có cần những giải pháp mạnh để cải thiện tình trạng giải ngân đang rất chậm ở một số bộ, ngành hiện nay?

- Ông Đỗ Văn Sinh: Tôi cho rằng việc triển khai các dự án là cực kỳ quan trọng, không thực hiện dự án theo đúng tiến độ để lại rất nhiều hệ lụy như tôi đã phân tích ở trên. Do đó, cần sự kiên quyết chỉ đạo của Chính phủ. Mặc dù khi thảo luận trong các kỳ họp trước để phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã đưa ra giải pháp đó là nếu như các dự án đang triển khai dở dang mà không triển khai sẽ được cho dừng dự án.

Quan điểm của tôi thì ngược lại, chúng ta cần có giải pháp để kiên quyết thực hiện và hoàn thiện dự án, bởi vì đã xác định dự án này cần thiết thì mới triển khai. Chậm từ đâu phải tìm cho ra và giải quyết nguyên nhân từ đó. Nếu cần thiết thì phải thay đổi lại trách nhiệm của từng bộ, UBND các tỉnh và chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư trì trệ thì thay chủ đầu tư như chúng ta đã từng làm.

PV: Tạm dừng dự án cũng là biện pháp để các chủ đầu tư phải rốt ráo hơn trong thực hiện nhiệm vụ của mình, thưa ông?

- Ông Đỗ Văn Sinh: Tôi cho rằng không nên tạm dừng dự án, bởi vì nếu dự án dở dang mà dừng lại sẽ càng kéo dài thời gian thực hiện, để lại những hậu quả không tốt.

Thay bằng tạm dừng dự án, tôi đề nghị không cho bộ, ngành đó triển khai các dự án mới, bởi vì chưa giải quyết được các dự án cũ mà tiếp tục cho phép triển khai các dự án mới, sẽ càng thêm trì trệ. Do đó, Chính phủ nên tự cân đối tập trung nguồn vốn cho các dự án được giao, thậm chí có thể chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, nếu địa phương đó có dự án nhưng không chịu triển khai. Còn phương án cho dừng dự án đang triển khai, theo quan điểm của tôi là không nên, chỉ nên dừng triển khai các dự án mới.

PV: Còn 2 năm nữa sẽ kết thúc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, tuy nhiên, nguồn vốn cho các dự án nằm trong kế hoạch đang thiếu hụt. Theo ông, cần phải làm gì để đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, tránh gây thất thoát, lãng phí khi nguồn vốn còn eo hẹp?

- Ông Đỗ Văn Sinh: Tôi cho rằng chủ trương thực hiện để chống đầu tư dàn trải, sử dụng vốn đầu tư ít nhưng thực sự hiệu quả là mục tiêu của Luật Đầu tư công. Trong thời gian qua, chúng ta đang kiên trì mục tiêu đó nhưng rất tiếc vẫn để xảy ra tồn tại, nghĩa là vẫn có các dự án tiếp tục được đầu tư trên nhiều địa phương theo hình thức đầu tư dàn trải.

Việc tiếp tục sử dụng dự phòng chung cho đầu tư công, theo tôi là chưa hợp lý, bởi theo Luật Đầu tư công chúng ta phải xác định được tổng số nguồn thu thì mới phân bổ.

Để dự án được xác định trong kế hoạch thì phải đảm bảo cân đối đủ ngân sách, triển khai đúng tiến độ và hiệu quả. Nhưng rất tiếc, theo báo cáo của Chính phủ, nếu như để thực hiện được tất cả các dự án đã được phân bổ giai đoạn 2016 – 2020, chúng ta đang thiếu 60 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, Chính phủ đang tiếp tục đề xuất phân bổ tiếp dự phòng chung 112 nghìn tỷ đồng (trong đó đã phân bổ 18 nghìn tỷ đồng và còn khoảng 94 nghìn tỷ đồng), trong khi chúng ta đang thiếu 60 nghìn tỷ đồng, nghĩa là đang thiếu hơn 150 nghìn tỷ đồng. Điều đó có nghĩa chúng ta đang tiếp tục đầu tư dàn trải. Khi các dự án triển khai đang trong tình trạng thiếu vốn thì lại phân bổ tiếp cho các dự án mới nên thiếu càng thêm thiếu. Vậy, hỏi rằng chúng ta đã thực hiện đúng theo Luật Đầu tư công chưa, theo quan điểm của tôi là chưa.

Đúng là chúng ta chỉ còn 2 năm nữa là kết thúc giai đoạn 2016 - 2020. Do đó, điều quan trọng là phải rà soát toàn bộ hệ thống đầu tư công, rà soát tất cả các dự án. Chúng ta cần cân đối lại trong số những dự án đã giao, tình hình triển khai như thế nào, dự án nào thừa, dự án nào thiếu, hoặc không triển khai được thì phải chủ động cân đối, sắp xếp lại.

PV: Xin cảm ơn ông!

Minh Anh (thực hiện)

分享到: