您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【hantharwady united】CEO Minh Phú giải bày câu chuyện nuôi tôm theo công nghệ mới và kế hoạch lợi nhuận kỷ lục

Nhà cái uy tín1人已围观

简介CEO Minh Phú giải bày câu chuyện nuôi tôm theo công nghệ mới và k ...

CEO Minh Phú giải bày câu chuyện nuôi tôm theo công nghệ mới và kế hoạch lợi nhuận kỷ lục

Xuân Nghĩa

Theúgiảibàycâuchuyệnnuôitômtheocôngnghệmớivàkếhoạchlợinhuậnkỷlụhantharwady unitedo lãnh đạo Minh Phú, với công nghệ nuôi tôm mới, công ty đã có nhiều đơn đặt hàng và kỳ vọng sản lượng tiêu thụ năm nay đạt đến 70.000 tấn, kéo theo đó là dự phóng doanh thu và lợi nhuận tăng tương ứng.

Mục tiêu mở rộng thị phần nội địa và Trung Quốc

Cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Mã: MPC) được tổ chức sáng 22/6 tại TP HCM. Báo cáo túc số cho biết có gần 92% tỷ lệ quyền biểu quyết tham dự/ủy quyền tại thời điểm đầu cuộc họp.

Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Lê Văn Quang đã chia sẻ về tình hình hợp tác với Bách Hóa Xanh và chiến lược thị phần thời gian tới.

Theo vị lãnh đạo, năm 2023 Minh Phú đã bán hàng khá tốt với chuỗi Bách Hóa Xanh, và kỳ vọng 2024 sẽ còn hợp tác tốt hơn, trên nguyên tắc cả hai bên cùng có lợi. Theo quan sát, lượng tiêu thụ của Bách Hóa Xanh chưa mạnh, lượng bán không hết họ sẽ hủy.

Minh Phú hợp tác với đơn vị này để mua lại lượng tôm này (cuối ngày bán không hết) để chế biến lại, vì công ty đã kiểm soát hết (về chất lượng - PV). Việc này có lợi cho Bách Hóa Xanh, từ đó họ sẽ tăng tiêu thụ.

Mặt khác, Minh Phú đang làm chương trình tiếp thị đến các nhà hàng, khách sạn để tăng sức mua trong thời gian tới.

CEO Lê Văn Quang (giữa) chia sẻ tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên ngày 22/6. Ảnh: X.N.

Về mặt chiến lược các thị trường, hiện tại, thị trường Việt Nam 100 triệu dân nhưng doanh nghiệp mới chỉ bán cho 1%. Trong khi đó, Minh Phú cung cấp đến khoảng 20% tại các thị trường Mỹ, Australia... Theo đó, ban lãnh đạo đang tìm cách để đưa sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng Việt nhiều hơn.

Với thị trường Mỹ, hoạt động xuất khẩu  của Minh Phú không còn đáng kể như trước. Ông Quang lý giải những năm trước đây Ecuador và Ấn Độ còn kém xuất khẩu vào thị trường này. Tuy nhiên sau đó, các nước này bắt đầu xuất khẩu mạnh tay, hơn nữa còn bán bất chấp giá, Ecuador thậm chí còn lỗ. Công ty chủ trương sẽ bán vào thị trường Mỹ với 20%.

Đồng thời, doanh nghiệp thủy sản nhìn sang Trung Quốc, là đất nước có hơn 1 tỷ dân, sức tiêu thụ rất lớn, lại có biên giới với Việt Nam  giúp tránh những rủi ro về vận chuyển đường dài trên biển. Do đó, Minh Phú định hướng để tăng bán hàng vào thị trường tiềm năng này lên 10%, sau đó là 20% và cao hơn trong tương lai.

Theo ông Quang, nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, Minh Phú đặt chiến lược trọng tâm phấn đấu đến năm 2030 giá thành tôm nguyên liệu Việt Nam bằng giá Ecuador, với các giải pháp cụ thể như sau: hoàn thiện và đẩy mạnh sản xuất tôm giống theo Công nghệ sinh học MPBiO, phấn đấu đến năm 2035 Minh Phú sản xuất được 15 tỷ post; hoàn thiện và đẩy mạnh nuôi tôm thương phẩm theo Công nghệ sinh học MPBiO, phấn đấu đến năm 2035 Minh Phú tự cung cấp được 50% nhu cầu tôm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến của mình.

Nói về câu chuyện giả định Việt Nam được công nhận nền kinh tế thị trường, ông Quang cho biết khi đó, việc chống phá giá sẽ tính theo giá thành của Việt Nam, không phải lấy qua nước thứ ba, là một lợi thế. Tuy nhiên, thuế phá giá hiện không còn, Minh Phú đã thắng vụ kiện trước đó.

“Nói chung, nền kinh tế thị trường nói không hưởng lợi cũng không đúng, nhưng nói hưởng lợi nghe cũng không hay”, ông Quang nhìn nhận. 

Quy trình nuôi tôm mới và kế hoạch lãi kỷ lục

Bàn đến cơ cấu sản phẩm, vị tổng giám đốc cho biết công ty hướng đến hàng truyền thống 60% và còn lại 40% là hàng giá trị gia tăng.

Tình hình kinh doanh nửa đầu năm, ông Quang chia sẻ vẫn chưa ghi nhận khả quan, thực hiện còn cách xa kế hoạch (lãi sau thuế 1.266 tỷ đồng năm 2024). Tuy sản xuất tăng nhưng xuất khẩu đang kém, ảnh hưởng từ việc Mỹ áp thuế cao với Trung Quốc, khiến Trung Quốc “lấy” hết tàu, container về nước. Điều này được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt qua tháng 7, từ đó giúp cải thiện tình hình xuất khẩu của công ty.

Bên cạnh đó, Minh Phú cũng đang gặp khó trong việc tuyển dụng người lao động .

Trong năm 2023, kết quả kinh doanh của Minh Phú không đạt được kế hoạch đã đề ra, chủ yếu đến từ các nguyên nhân như: vùng nuôi tôm gặp dịch bệnh, nhu cầu thị trường thế giới giảm mạnh dưới tác động của lạm phát  cao và sự cạnh tranh gay gắt từ nguồn cung tôm của Ecuador và Ấn Độ.

Doanh thu thuần giảm 34,45% và công ty báo lỗ 105 tỷ đồng. Với lợi nhuận sau thuế lũy kế đến cuối 2023, công ty dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 0 - 50%.

Năm 2024, Minh Phú đặt kế hoạch sản lượng 70.000 tấn, doanh thu 18.569 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.266 tỷ đồng. Đây là con số chỉ tiêu kinh doanh cao kỷ lục. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến từ 50% đến 70%.

 

Kế hoạch kinh doanh 2024. Nguồn: Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Minh Phú.

Ông Lê Văn Quang cho biết từ 2017 - 2018, trong các công nghệ nuôi tôm thì “3 sạch” là tốt nhất. Tuy nhiên, quy trình này tốn chi phí đáng kể. Vị lãnh đạo muốn quy hoạch lại ngành tôm, nuôi tôm theo cách tiếp cận của Ecuador, nghĩa là nuôi tôm kháng bệnh, thích nghi, nuôi tôm phù hợp với lượng chất thải ra môi trường.

Ông ví con tôm nuôi theo công nghệ “3 sạch” như một “vị công tử dễ bệnh, dễ chết”. Minh Phú muốn theo cách tiếp cận của Ecuador nhưng mấy năm nay chưa làm được, do nhiều yếu tố.

Công ty đã cùng nghiên cứu từ tất cả các công nghệ nuôi tôm trên thế giới để đúc kết một phương pháp tốt nhất (công nghệ sinh học MPBiO), đã thử nghiệm từ 2022 và ghi nhận thành công. Công nghệ này sử dụng toàn bộ vi sinh đối kháng để ức chế mầm bệnh, dùng vi sinh để tăng cường sức khỏe miễn dịch của tôm, và dùng vi sinh để xử lý nước trong ao. Nuôi tôm theo công nghệ này thì không phải xử lý nước.

Theo đó, chi phí hóa chất giảm 95%, tiền điện giảm 50-70%, tiền thức ăn giảm trên 30%. “Quy trình này nói thì dễ nhưng làm thì rất là khó. Các trường học trước đây đều dạy nuôi tôm phải xử lý nước, phải dùng các hóa chất”, vị lãnh đạo chia sẻ.

Dù đã thử nghiệm thành công, khi không kiểm soát kỹ, một số cán bộ nhân viên lúc thực hiện theo thói quen vẫn quay lại làm theo cách cũ (3 sạch). Khi đó, sử dụng hóa chất làm cho vi sinh chết, không còn theo quy trình công nghệ mới. “Minh Phú đã phải đuổi không biết bao nhiêu người, từ tiến sĩ, kỹ sư, giám đốc, phó giám đốc...”, ông Quang nói.

Công ty tiếp tục làm việc lại với các bộ phận, kỳ vọng sẽ rút kinh nghiệm ở các vụ tiếp theo.

Nói rõ hơn về lợi ích, công nghệ mới giúp hiệu quả cao, chi phí thấp, con tôm lại màu “rất đẹp”, bán được mặt hàng rất được thị trường ưa chuộng. Công ty sẽ đưa ra sản phẩm tôm Minh Phú BiO 5 trong 1.

Với quy trình mới, sản phẩm mới, phía Minh Phú đã đi giới thiệu đến các khách hàng tại Mỹ, Nhật, châu Âu, Hàn Quốc... Từ đó, với nhiều đơn đặt hàng, công ty kỳ vọng có sản lượng trên 70.000 tấn, cùng dự phóng kết quả kinh doanh vượt bậc hơn trước.

Tuy nhiên, đáng tiếc là khi lãnh đạo đang đi công tác thì một số cán bộ nhân viên lại quay lại áp dụng quy trình “3 sạch”. Như vậy, khó khăn là vụ nuôi tôm đầu tiên chỉ tạm được, không thành công như mong muốn. Công ty kỳ vọng đến vụ thứ hai, thứ ba sẽ tốt hơn sau khi rút ra bài học. Công ty vẫn nỗ lực để hướng đến kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

Hiện tại công ty đang chuyển giao công nghệ này cho bà con nuôi tôm, họ cũng đang nuôi thành công. Ông Quang hy vọng trong thời gian tới khi chuyển giao, nhiều người sẽ áp dụng, giá tôm nguyên liệu Việt Nam sẽ giảm. Giả định giá nguyên liệu thấp hơn Ecuador, trong khi Việt Nam chế biến tốt hơn nước bạn nhiều, thì lợi nhuận sẽ rất khả quan.

Cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên kết thúc với tất cả tờ trình được thông qua. 

Tags: