您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【ti so juve】Khởi công dự án hơn 3 triệu Euro về công nghệ khí hóa sinh khối 正文

【ti so juve】Khởi công dự án hơn 3 triệu Euro về công nghệ khí hóa sinh khối

时间:2025-01-12 13:24:55 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Ông Koen Duchateau - Trưởng Ban Hợp tác phát triển, Phái đoàn Liên minh châu Âu phát biểu khởi động ti so juve

h
Ông Koen Duchateau - Trưởng Ban Hợp tác phát triển,ởicôngdựánhơntriệuEurovềcôngnghệkhíhóasinhkhốti so juve Phái đoàn Liên minh châu Âu phát biểu khởi động dự án BEST. Ảnh: LV

Ngày 10/11, tại Thái Nguyên, Tổ chức Oxfam cùng Trung tâm Nghiên cứu, tư vấn sáng tạo và phát triển bền vững (CCS) và các đối tác đã khởi động dự án “Công nghệ khí hóa sinh khối - Giải pháp năng lượng bền vững cho chế biến nông sản và quản lý chất thải ở nông thôn Việt Nam” (BEST), do Liên minh châu Âu tài trợ.

Hiện nay, đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), hộ gia đình sử dụng than và củi để đốt trực tiếp trong chế biến nông sản. Phương thức chế biến này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu sức khỏe người dân, tăng chi phí sản xuất và giảm chất lượng sản phẩm.

Trong khi đó, một lượng lớn phế phụ phẩm nông lâm nghiệp đang bị coi như chất thải, vứt bỏ và đốt gây ô nhiễm môi trường. Theo thống kê, sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam hàng năm tạo ra khoảng 118 triệu tấn chất thải nông nghiệp và chỉ có 11% số này được sử dụng.

Với công nghệ năng lượng sinh khối thích hợp, những phế phụ phẩm đó có thể được sử dụng làm nhiên liệu sinh khối để sinh nhiệt đáp ứng nhu cầu của các hộ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn năng lượng sạch hơn, rẻ hơn, đồng thời góp phần giảm ô nhiễm nông thôn.

Hiên nay, thị trường Việt Nam đã có một số mô hình thiết bị năng lượng sinh khối, nhưng không có mô hình nào được các SME áp dụng rộng rãi. Chính phủ cũng đã có chính sách khuyến khích đầu tư mạnh mẽ cho năng lượng sinh khối, tuy nhiên việc áp dụng trên thực tế không khả quan.

Dự án BEST nhằm giải quyết các vấn đề cốt lõi thông qua việc thúc đẩy công nghệ khí hóa sinh khối (VCBG) ở quy mô nhỏ để phù hợp với khả năng tài chính và công nghệ của doanh nghiệp và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ tại địa phương. Từ đó, mô hình khả thi cả về công nghệ và hệ thống hỗ trợ sẽ trở nên rõ nét và được áp dụng rộng rãi.

Bà Vũ Thị Quỳnh Hoa - Phó Giám đốc quốc gia Oxfam tại Việt Nam chia sẻ, dự án BEST sẽ góp phần đạt được mục tiêu toàn cầu về tiếp cận năng lượng bền vững, tăng trưởng bền vững và kinh tế xanh. Cụ thể là ứng dụng công nghệ VCBG sẽ giảm ô nhiễm sản xuất xuống mức thấp, cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng, từ đó thúc đẩy sản xuất bền vững.

Ứng dụng sinh khối quy mô nhỏ nên rất phù hợp với khả năng tài chính của các doanh nghiệp và các hộ gia đình. Vì vậy, dự án được kỳ vọng sẽ tạo thêm công ăn việc làm, nhất là “việc làm xanh”, góp phần xoá đói giảm nghèo tại các địa phương thực hiện dự án.

Ông Koen Duchateau - Trưởng ban Hợp tác phát triển, Phái đoàn Liên minh châu Âu cho biết, Liên minh châu Âu đã và đang hỗ trợ Việt Nam trong việc chuyển dịch năng lượng tái tạo, năng lượng xanh có chi phí phù hợp. Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện chưa khai thác hết tiềm năng sản xuất năng lượng sạch từ sinh khối, giải pháp được coi là hiệu quả cả về chi phí và quản lý chất thải. Các mục tiêu của dự án BEST rất phù hợp để giải quyết vấn đề này.

Dự án BEST sẽ được thực hiện trong 4 năm từ 2020 đến 2024, tại các tỉnh: Thái Nguyên, Lào Cai, Tuyên Quang và Yên Bái. Dự án sẽ làm việc với 2.500 hộ chế biến nông sản, 100 doanh nghiệp cơ khí và 400 đơn vị cung ứng sinh khối. Dự kiến sẽ có khoảng 1,2 triệu người (50% phụ nữ) tại 4 tỉnh thực hiện dự án được hưởng lợi.

Dự án do Oxfam tại Việt Nam quản lý và phối hợp thực hiện cùng Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững (CCS). Tổng ngân sách của dự án là 3.041.813 Euro, trong đó Liên minh châu Âu tài trợ 80%, Oxfam tại Việt Nam và CCS đóng góp 20% ngân sách còn lại./.

Vũ Luyện