设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【lịch bóng đá tay ban nha】Nỗi lo mùa mưa lũ 正文

【lịch bóng đá tay ban nha】Nỗi lo mùa mưa lũ

来源:88Point 编辑:Ngoại Hạng Anh 时间:2025-01-10 00:36:41

Nguy cơ hiện hữu

Chỉ sau một vài cơn mưa ngày 26-5,ỗilomugraveamưalũlịch bóng đá tay ban nha tại Km 4+720 đường ĐT755 đoạn từ xã Đoàn Kết đi xã Phước Sơn (Bù Đăng), khoảng 30m3đất, đá từ đỉnh đồi Dốc Lạnh đã bị sạt lở tràn xuống mặt đường. Rất may thời điểm này vào rạng sáng không có xe lưu thông qua đây nên không xảy ra thiệt hại về người. Tuy nhiên, sạt lở cũng khiến giao thông qua khu vực này bị gián đoạn. Nguy hiểm hơn, do vị trí sạt lở đã ăn sâu vào sát chân trụ điện nên 2 trụ điện trên đỉnh đồi có nguy cơ ngã đổ xuống đường bất cứ lúc nào. 20m đường ven đoạn Dốc Lạnh cũng xuất hiện tình trạng sạt lở ăn sâu.

Bà Nguyễn Thượng Khánh Duyên, Phó chủ tịch UBND xã Đoàn Kết cho biết: “Ngay khi sạt lở xảy ra, UBND xã đã cùng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Bù Đăng, Điện lực huyện, Sở Giao thông vận tải hội ý nhanh, bàn giải pháp giải tỏa giao thông, đồng thời di dời nhanh chóng 2 trụ điện để tránh sạt lở tiếp tục xảy ra. Khu vực này luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở bởi 2 bên vách đồi dựng đứng, kết cấu nền đất lại không chắc chắn. Nếu cứ mưa dầm kéo dài liên tục thì sạt lở sẽ còn tiếp tục xảy ra. Chúng tôi cũng khuyến cáo người dân qua khu vực này nên cẩn thận. Nếu thấy mưa lớn kéo dài thì nên hạn chế đi qua”.

Thời tiết mưa dầm khiến đất đá từ đồi cao có thể sạt lở xuống tuyến ĐT755B bất cứ lúc nào

Không chỉ tuyến ĐT755 mà ở tuyến đường ĐT755B - tuyến đường độc đạo nối Bình Phước với tỉnh Lâm Đồng - sạt lở cũng diễn biến phức tạp. Chỉ tính riêng mùa mưa năm ngoái, tuyến đường này đã xuất hiện trên 10 điểm sạt lở. Mùa mưa năm nay, dù chỉ mới có vài cơn mưa nhưng ở 2 bờ taluy dương và taluy âm khu vực dốc 5 Cây, dấu hiệu sạt lở đã hiển hiện. Thậm chí có đoạn, sạt lở ăn sát đến phần lan can bảo vệ. Ông Nguyễn Văn Giáp, thôn 5, xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng lo lắng: “Nhà chúng tôi ở gần khu vực sạt lở nên rất lo ngại. Sạt lở đất đá có thể rơi vào nhà, nhất là vào ban đêm thì không biết như nào. Dù đã được gia cố bằng rọ sắt và đá hộc nhưng các “hàm ếch” vẫn đang xuất hiện. Ban đêm, trời mưa là không dám ngủ, nghe tiếng đá rơi phải chạy ra kiểm tra tình hình”.

Ngoài sạt lở taluy và nền mặt đường, địa hình hiểm trở với nhiều đồi cao, vách núi dựng đứng ở khu vực này cũng rất dễ xảy ra tình trạng sạt lở đất đá từ đồi cao xuống mặt đường. Mưa nhiều, kéo dài sẽ khiến nền đất nhão, dễ bị trôi theo dòng nước. Đặc biệt khi mưa lớn, dòng chảy từ trên đỉnh đồi xuống cũng tạo ra nhiều khe rãnh, đứt gãy rất nguy hiểm. Bà Nguyễn Thị Tuyết Sinh ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai nói: “Tôi thường xuyên qua lại trên tuyến đường này nên sợ lắm. Một bên là vách núi một bên là vực sâu, mưa là tôi không dám đi”.

Chưa có giải pháp ứng phó hữu hiệu

Dù hậu quả xảy ra sạt lở thời gian qua rất nghiêm trọng nhưng dự báo sạt lở đất hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Bên cạnh nguyên nhân mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn hoặc kéo dài nhiều ngày, sạt lở đất còn phụ thuộc vào địa hình, độ dốc lưu vực và độ dốc sông suối, độ ổn định của lớp đất mặt, độ che phủ của thảm thực vật. Trong đó, không thể không kể đến những tác động của con người đến tự nhiên đã khiến sạt lở ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Do đó, cả chính quyền và người dân cần phải hết sức chủ động trong ứng phó với thiên tai, sạt lở.

Ông Vũ Ngọc Đỉnh, Chủ tịch UBND xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng nói: “Việc khai thác cát lậu trên lưu vực sông Đồng Nai đang gây ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng 2 bên bờ sông. Điều này không chỉ khiến người dân mất nhiều diện tích đất sản xuất mà còn ảnh hưởng đến công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn. Để ứng phó với sạt lở đất, UBND xã cũng đã vận động người dân di dời đến nơi ở mới, đồng thời tổ chức trồng cây dọc sông”.

Giải pháp hàng đầu đối phó với sạt lở nói riêng và thiên tai nói chung là chủ động phòng tránh. Tuy vậy, chính quyền địa phương mới chỉ dừng lại ở biện pháp tuyên truyền, vận động là chính. Bởi nhu cầu đầu tư cho công tác phòng chống thiên tai rất lớn, đặc biệt là  phân bổ việc di dời, bố trí nơi ở mới cho dân cư. “Các xã rất khó trong việc bố trí quỹ đất mới cho người dân, kinh phí hỗ trợ cho di dời của xã cũng chưa đảm đương nổi. Không chỉ vậy, việc xây kè chống sạt lở ở các bờ sông cũng mới chỉ thực hiện ở một số điểm nhỏ do thiếu kinh phí” - ông Đỉnh cho biết thêm.

热门文章

0.5782s , 7649.90625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【lịch bóng đá tay ban nha】Nỗi lo mùa mưa lũ,88Point  

sitemap

Top